Tṛn 50 năm kể từ ngày quân đội Mỹ mở chiến dịch rải chất độc da cam xuống Việt Nam tại Huyện Ngọc Hồi - Kontum năm 1961, trong kư ức của những con người từng trải qua cuộc chiến hóa học ấy vẫn chưa phút giây nào nguôi ngoai.
Sự tàn phá của thứ chất độc chết người ấy không dừng lại ở những người lính, người dân vô tội thời chiến mà măi đến hôm nay nó vẫn đang tiếp tục hủy hoại những thế hệ con cháu, gây nên một thảm họa da cam ở Việt Nam.
Với những bằng chứng này, ai cũng mong công lư sẽ sớm được thực thi
Hồi tưởng lại chặng đường lịch sử vẻ vang thấm đầy máu và nước mắt, cùng với mong muốn công lư sớm được thực thi, chương tŕnh cầu truyền h́nh “Chất độc Da Cam - Dioxin - tội ác và công lư” sẽ diễn ra tại hai đầu cầu TPHCM và Huyện Ngọc Hồi - Kontum.
Tham gia chương tŕnh là những nhân chứng sống của một thời lửa đạn, với những câu chuyện chưa từng kể của người trong cuộc. Ngoài ra c̣n có sự tham gia của những nhà nghiên cứu khoa học, những nhà báo Việt Nam và quốc tế,… để một lần nữa khẳng định: tội tác phải được tố cáo và công lư phải được thực thi và thế giới sẽ không bao giờ tái diễn một cuộc chiến tàn bạo như thế này lần nữa.
Phóng viên ảnh Murayama Yasufumi (thứ hai từ trái qua) - người gắn bó với các nạn nhân da cam suốt nhiều năm qua
Đây cũng là dịp để nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới hiểu rơ hơn sự thật về tính chất tàn phá lâu dài của cuộc chiến tranh hóa học này, để thêm cảm thông, yêu thương và giúp đỡ những nạn nhân da cam vươn lên trong cuộc chiến chống lại nổi đau da cam lâu dài này.
Cầu truyền h́nh “Chất độc da cam - Dioxin - Tội ác và công lư” được thực hiện tại hai điểm cầu: Bảo tàng chứng tích chiến tranh (TPHCM) và Ngọc Hồi (Kon Tum) vào lúc 20h30 ngày 7/8/2011, được truyền h́nh trực tiếp trên kênh HTV9, VTV4 và một số đài tỉnh.
Quách Diễm - DanTrí