Buổi giao lưu cùng bác sĩ Lương Cần Liêm, kiều bào Pháp, với chủ đề “Những thuận lợi và khó khăn khi kiều bào về nước đóng góp” mới đây do Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài TP HCM tổ chức đă thu hút sự quan tâm của đông đảo bà con kiều bào trong và ngoài nước.
C̣n nhiều khó khăn
Buổi hội thảo có sự tham gia của hơn 50 khách mời, một nửa trong số họ là kiều bào về từ các nước khác nhau. Đây cũng là dịp để những kiều bào có cơ hội chia sẻ những quan điểm, khó khăn và thuận lợi của ḿnh khi về nước đóng góp. Không khí buổi hội thảo diễn ra rất sôi nổi và hầu hết mọi người đều quan tâm đến những chính sách, cơ chế và những tổ chức, mong muốn quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của kiều bào khi về nước đóng góp.
Ông Lương Cần Liêm phát biểu tại buổi giao lưu.
Theo ông Lương Cần Liêm, hiện c̣n có quá nhiều khó khăn khi kiều bào về nước tham gia đóng góp công sức. Ví dụ như các chính sách áp dụng cho kiều bào không nhất quán, h́nh thức áp dụng cho mỗi nước lại khác nhau, kiều bào về nước kinh doanh lại được ưu tiên hơn việc kiều bào về nước đóng góp “chất xám’’ của ḿnh để phát triển đất nước. Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đăng Khôi, Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ kiều bào, Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, cũng nhận định những khó khăn mà kiều bào về nước đóng góp là rất nhiều, nhất là đóng góp “chất xám” để phát triển đất nước vẫn chưa được quan tâm một cách thỏa đáng và chưa tạo được cơ hội để họ có cống hiến cho quê hương đất nước.
Mong muốn sự giúp đỡ
Trong những năm gần đây, với các chính sách thông thoáng của Nhà nước liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài, ngày càng có nhiều trí thức kiều bào về nước tham gia các hoạt động khoa học kỹ thuật, văn hóa, kinh tế, giáo dục, góp phần phát triển đất nước.
Hầu hết các ư kiến đưa ra tại hội thảo đều mong muốn sự quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn nữa từ phía các cơ quan quản lư. Từ trước đến nay, những hoạt động của kiều bào về nước đều chịu sự quản lư của Bộ Ngoại giao. Có những vấn đề về chuyên môn, về ư tưởng, hay các công tŕnh nghiên cứu khoa học ứng dụng về các vấn đề xă hội, kiều bào cần một nơi để tŕnh bày, hợp tác để mong rằng không ít th́ nhiều, những đề tài ư tưởng đó có ích để phát triển đất nước. Ông Phan Ngọc Lân (kiều bào Pháp) chia sẻ, hiện tại, ông và một nhóm kiều bào đang ấp ủ dự án xây dựng nhà nổi trên sông, áp dụng cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long sống chung với lũ. Các nghiên cứu đă hoàn tất, c̣n vấn đề ứng dụng th́ vẫn khó khăn. Dự án của nhóm vẫn chưa thể phát triển rộng ở mức quốc gia, v́ ít có cơ hội tŕnh bày với các cơ sở nghiên cứu khoa học Việt Nam do nhiều bất cập.
Bà Nguyễn Thị Minh Phượng (kiều bào Đức) tâm sự: “Rất đáng tiếc là những người có trách nhiệm, cơ quan quản lư chưa quan tâm nhiều đến đóng góp của kiều bào, đặc biệt là vấn đề chất xám. Chỉ mong rằng, sau những chia sẻ trong hội thảo hôm nay phản ánh tâm tư nguyện vọng của kiều bào, những cơ quan quản lư thấy được mong muốn cống hiến mà giúp đỡ họ nhiều hơn nữa”, bà Phượng nói.
Bác sĩ Lương Cần Liêm sinh năm 1952, Tiến sỹ tâm lư học, Giảng viên Đại học Y, Paris, Pháp. Ông hiện là Chủ tịch Hội Pháp - Việt Tâm thần và Tâm lư y học, Chủ tịch Hội Những người bạn chữ thập đỏ Việt Nam, Cộng tác viên Báo Sinh Viên Việt Nam. Ông Liêm thường xuyên về nước và tổ chức nhiều buổi hội thảo liên quan đến cuộc sống, con người, đặc biệt là cuộc sống của giới trẻ Việt Nam.
Minh Huyền(Đất Việt)