Nỗi đau da cam xuyên bốn thế hệ - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 08-15-2011   #1
megaup
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Join Date: Mar 2008
Posts: 43,284
Thanks: 1
Thanked 1,014 Times in 489 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 60
megaup Reputation Uy Tín Level 6
megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6
Default Nỗi đau da cam xuyên bốn thế hệ

Năm mươi năm kể từ ngày quân đội Mỹ thực hiện chuyến bay rải thảm chất độc hóa học đầu tiên tại Việt Nam, nỗi đau da cam vẫn ám ảnh. Hàng ngàn người lính trở về sau chiến tranh đă bị phơi nhiễm. Con cháu của họ từng giờ, từng ngày phải gánh chịu những nỗi đau đến tận cùng.

Nỗi đau 4 thế hệ của nhà bà Thanh.

30 năm nuôi con trong cũi


Đón chúng tôi trong ngôi nhà xiêu vẹo chừng 30m2, bà Lê Thị Tỏa ở thôn Nguyệt Áng, xă Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng B́nh nước mắt lưng tṛng chỉ tay vào phía góc tối ngay sau bàn thờ đặt di ảnh của chồng nói: “Nhà chỉ có hai mẹ con mà phải khổ ri chú ń, không nhốt lại là hắn phá. Hồi trước c̣n ông ấy, thỉnh thoảng cho hắn ra chơi, bữa ni th́ chịu. Cho ra là tui không đưa hắn vô lại được”.

Chồng bà là Từ Công Tuấn qua đời v́ bệnh ung thư 2 năm trước. Ông Tuấn trước đi TNXP, rồi nhập ngũ chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên những năm 1965 -1970. Thống nhất đất nước, ông về quê và cưới bà. Năm 1979, ông bà sinh con gái đầu ḷng đặt tên là Từ Thị Dung nhưng được 2 tuổi th́ qua đời. “Vợ chồng tui cứ nghĩ rằng trời không cho cháu sống chứ có biết chi về thứ chất độc mà ông Tuấn mang trong ḿnh mô chú”.

Hai năm sau, đứa con gái thứ hai là Từ Thị Dinh ra đời, trọn vẹn h́nh hài. Nỗi vui mừng chưa được bao lâu th́ vợ chồng ông phát hiện con ḿnh lớn dần lên nhưng cơ thể lại quặt quẹo, mắt vô hồn, tai không nghe được. Đi khám, bác sỹ kết luận: Dinh bị câm, điếc, tâm thần do di chứng của chất đôc dioxin.

Mỗi lần động kinh, Dinh ú ớ kêu la, lăn lê khắp nhà, vớ được cái ǵ trong tay là ném tung tóe. Không c̣n cách nào, vợ chồng ông đóng cũi nhốt con lại. Từ đó, thế giới của Dinh chỉ gói gọn trong chiếc cũi nhỏ hẹp chừng 2 m2 đóng bằng gỗ tạp. Ngày ông Tuấn c̣n sống, vợ chồng cắt cử nhau, người ở nhà chăm sóc Dinh, người lo cơm áo. Nay, c̣n lại bà Tỏa ngày càng yếu, bỏ hết ruộng đồng, ở nhà chăm con.
Bà Tỏa dẫn chúng tôi đến bên chiếc cũi, Dinh nằm trên chiếc chiếu cói cũ sờn, tấm chăn chiên quấn hờ hững ngang người, đôi mắt vô hồn... “Khi b́nh thường, hắn hiền như một đứa trẻ, tui kiếm cho mấy cái vỏ lon bia, rứa là hắn cầm trong tay, nằm chơi, ngoan lắm! Nhưng đến cơn động kinh th́ phá phách, chiều cao của chiếc cũi gần 2 m như ri mà hắn nhiều lần trèo qua được” - bà Tỏa xoa đầu con nói.

Bà Tỏa và con gái trong chiếc cũi đă hiện hữu gần 30 năm nay.

Mẹ tàn tật nuôi 2 con điên

Bà Hoàng Thị Quê ở thôn Phú Trịch, xă Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch hàng ngày đi theo trông giữ 2 đứa con tật nguyền. Bà Quê và ông Phạm Thất lấy nhau khi 2 người đă có một đời vợ, đời chồng. Ông là thương binh 3/4, từng chiến đấu ở đường 9 - Nam Lào, c̣n bà bị bom bi làm què chân khi đang vận chuyển đạn trên sông Gianh.

Hai ông bà có với nhau 5 người con, tất cả đều không b́nh thường, trong đó Phạm Thị Lĩnh (1978) và Phạm Văn Linh (1985) là nặng nhất. Lĩnh hơn 30 tuổi, chỉ chừng 25kg, vừa câm, vừa điếc, c̣n Linh cũng câm điếc và đầu luôn ngả về phía sau.

“Thằng em th́ hiền, c̣n con chị nh́n th́ nhỏ rứa đó nhưng mỗi khi lên cơn th́ ghê gớm không ai bằng. Hắn đập đánh thằng em suốt ngày. Mà lạ lắm, bị chị đánh đau rứa chứ thằng em không chịu chạy mà cũng ít khi đánh lại chị. Chú thấy chơi với nhau rứa đó, nhưng mà không có tui là con chị cầm que, cầm gậy đánh thằng em liền. Nhiều lúc c̣n đánh cả tui nữa” - bà Quê kể.

Khó nhất là cho hai con ăn cơm. Đứa em phải nằm lên giường, nhưng không phải lúc nào Linh cũng chịu nằm để ăn. Lĩnh th́ rất ít ăn, có khi nhịn 3 - 4 ngày.
Ông Thất 65 tuổi, do phơi nhiễm chất độc da cam nên đau yếu liên miên, mọi việc đồng áng, nuôi con đều một tay bà Quê gánh vác. “Chú coi chân tui què ri nhưng thương chồng, thương con nên việc chi tui cũng làm được hết” - bà Quê tâm sự.

Nỗi đau xuyên bốn thế hệ

Theo địa chỉ Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh Quảng B́nh cung cấp, chúng tôi về xă Phúc Trạch (Bố Trạch), t́m đến gia đ́nh bà Hoàng Thị Thanh ở thôn 2, Phúc Khê có 4 thế hệ chịu di chứng của chất độc da cam.

Ngôi nhà bừa bộn. H́nh như lâu lắm rồi không có khách ghé chơi, bà Thanh cứ luống ca luống cuống không t́m ra chỗ để mời khách ngồi. Bà Thanh 70 tuổi, chồng bà là Nguyễn Bích, sinh năm 1938, mất cách đây 20 năm bởi một căn bệnh lạ mà các bệnh viện không thể gọi tên.
Năm 1965, ông Bích trở về từ chiến trường Quảng Trị, hai người cưới nhau. Bà Thanh 9 lần sinh nở, giữ lại được 7 người con. Con trai đầu Nguyễn Ngọ (1966) bị dị tật ngay khi chào đời; Nguyễn Thị Định (1967); Nguyễn Thị B́nh (1970); Nguyễn Luân (1971); hai chị em sinh đôi Nguyễn Thị Lợi, Nguyễn Thị Lĩnh (1975); Nguyễn Thị Điểm (1976), Nguyễn Trang (1977). Lúc sinh b́nh thường, lớn lên sức khỏe yếu rồi chết dần, chết ṃn không rơ bệnh. Hiện gia đ́nh bà Thanh chỉ c̣n lại Nguyễn Thọ, Nguyễn Luân, Nguyễn Thị Lĩnh và Nguyễn Trang.

Bà Thanh kể: “Con Định lớn lên, người yếu, hay đau ốm nhưng nh́n vẫn b́nh thường. Hắn lấy chồng, 5 lần sinh nhưng chỉ giữ lại được 2 đứa, rồi hắn nằm liệt giường. Đi bệnh viện họ không đoán ra được bệnh, không chữa được rứa là hắn mất. Con gái của hắn sinh năm 1980 tên là Trương Thị Hiền, cũng yếu như mẹ. Con Hiền lấy chồng được mấy năm rồi, sinh được đứa con nhưng mà không đi lại được, nằm bất động”.

Chỉ sang đứa cháu ngồi cạnh bà kể tiếp: “Thằng ni (Nguyễn Hưng Yên - SN 2007) là con của con Lĩnh đó. Hắn không chỉ hở hàm ếch mà c̣n bị câm điếc nữa. Hồi sinh thằng ni chưa đầy tháng, chồng hắn thấy rứa bỏ chạy mất tăm. Con Lĩnh ôm con về nhà tui. Thân tui như ri mà phải phục vụ 5 đứa tàn tật, khổ lắm chú ơi”.

Nhà bà Thanh có 3 sào ruộng nước, chỉ làm được một vụ đông - xuân. Anh Ngọ năm vừa rồi mới hưởng được chế độ mỗi tháng 360 ngàn đồng. Chiếc giường nhỏ kê trong góc bếp, nơi đó Nguyễn Ngọ nằm suốt 45 năm nay, mọi ăn uống, sinh hoạt cá nhân đều diễn ra tại chỗ và tất cả đều trông chờ vào hai bàn tay bà Thanh.
Hoàng Nam

Tặng nhà t́nh nghĩa, trao học bổng cho nạn nhân da cam
Ngày 9-8, Liên doanh dầu khí Việt – Nga (Vietsovpetro -VSP) bàn giao 5 căn nhà t́nh nghĩa cho 5 gia đ́nh nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Thái B́nh gồm: gia đ́nh chị Trần Thị Lư,24 tuổi(Bách Thuận, Vũ Thư), bị dị tật câm, điếc, mờ mắt do ảnh hưởng từ người cha là ông Trần Văn Tiêm, thương binh 4/4; gia đ́nh ông Phạm Văn Tằng, 60 tuổi (Lưu Điền, xă Thụy Hồng, Thái Thụy); gia đ́nh ông Nguyễn Văn Tuy, SN 1932, tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam, bị nhiễm độc, bại liệt không tự chăm sóc ḿnh; gia đ́nh ông Nguyễn Văn Đồng,( thôn Duy Tân, xă Minh Tân ) và gia đ́nh ông Phạm Văn Thậu, (thôn Cốc, xă Phú Châu, Đông Hưng).

Sáng qua, Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Bến Tre kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10-8-1961), đă trao 28 suất học bổng cho trẻ em là nạn nhân dioxin vượt khó học giỏi (2,5 triệu đồng/suất), 20 suất học bổng cho trẻ em khuyết tật (500.000 đồng/suất) và 200 suất quà cho các nạn nhân dioxin (200.000 đồng/suất). Tỉnh Bến Tre có 14.516 trẻ em bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, trong đó 1.026 em đă chết.

Phạm Hùng - Đức Thịnh
megaup_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	110029_400.jpg
Views:	13
Size:	112.7 KB
ID:	309496
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC8

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 12:56.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07931 seconds with 12 queries