Bất chấp cam kết rút quân ở Afghanistan của Tổng thống Obama, Taliban vừa kỷ niệm ngày độc lập bằng cuộc tấn công tàn bạo vào Hội đồng Anh ở Kabul hôm 19/8. Gần một thập kỷ sau sự kiện 11/9, hỗn loạn và đổ máu vẫn như bệnh dịch lan tràn ở vùng đất Hồi giáo mà Mỹ chiếm đóng với mục đích ngăn chặn khủng bố.
Vụ đánh bom liều chết của Taliban vào Hội đồng Anh ở Kabul vừa qua làm ít nhất 9 người chết bất chấp an ninh được tăng cường ở Afghanistan bởi những lo ngại về các cuộc tấn công trong ngày quốc khánh 19/8.
Rơ ràng, Taliban với những vụ tấn công táo tợn, liên tiếp gần đây đang chứng tỏ khả năng thực hiện các cuộc tấn công ở bất cứ đâu tại Afghanistan.
Trước đó chỉ một ngày, ít nhất 25 người chết khi một quả bom bên đường phát nổ ở tỉnh miền Tây Herat cộng với vụ nổ xe bom tại một căn cứ quân sự Mỹ ở một tỉnh miền Đông Paktia.
Trước đó, quân nổi dậy ở Iraq phát động một cuộc tấn công giết chết nhiều người nhất trong năm nay. Ít nhất 70 người chết và hơn 300 người khác bị thương trong một loạt các cuộc tấn công trên phạm vi cả nước bao gồm các vụ tấn công liều chết, nổ xe bom kết hợp với sự tấn công của các tay súng.
Gần một thập kỷ sau vụ khủng bố thảm khốc 11/9, hỗn loạn và đổ máu vẫn như một bệnh dịch vẫn lan tràn ở Afghanistan và Iraq. Một báo cáo của bộ Ngoại giao Mỹ vừa tiết lộ số lượng các cuộc tấn công khủng bố ở Afghanistan năm nay tăng 55% so với năm ngoái c̣n ở Iraq, các cuộc tấn công tăng 9%.
Khói bốc lên từ vụ Taliban tấn công Hội đồng Anh ở Kabul làm ít nhất 9 người thiệt mạng.
Thông qua những con số ấy có thể thấy cuộc xâm lược, chiếm đóng do Mỹ dẫn đầu ở cả hai nước Afghanistan và Iraq đang chuốc lấy thất bại thảm hại khi mà hàng ngh́n cuộc sống bị mất đi và hàng ngh́n tỷ USD bị lăng phí. Sự hiện diện của quân đội phương Tây ở vùng đất Hồi giáo rơ ràng kích động nhiều hoạt động khủng bố hơn là mục đích ngăn chặn nó.
Trong cuốn sách Dying to Win: The Strategic Logic of Suicide Terrorism – Chết để chiến thắng: Lư luận chiến lược của chủ nghĩa khủng bố tự sát, nhà khoa học chính trị Mỹ Robert Pape phân tích 315 vụ tấn công tự sát trong giai đoạn từ 1998 – 2008 và đưa ra kết luận rằng “mục đích chiến lược và muôn thuở” của Chủ nghĩa khủng bố tự sát là để kết thúc sự chiếm đóng của quân đội nước ngoài.
“Gốc rễ của Chủ nghĩa khủng bố tự sát là Chủ nghĩa dân tộc. Đó là một chiến lược cực đoan để đ̣i độc lập, tự do cho quốc gia”, ông Robert Pape viết.
Thế nhưng một chính trị gia khôn ngoan như Barack Obama lại không hiểu được điều này. Khi Tổng thống Obama nhậm chức, ông thừa hưởng di sản từ người tiền nhiệm là hai cuộc chiến tranh đẫm máu và tốn kém ở Iraq và Afghanistan. Tuy nhiên, bỏ ngoài tai lời khuyên của Phó tổng thống và Đại sứ Mỹ ở Kabul, Obama vẫn quyết định theo đuổi các cuộc chiến vô vọng này bằng cách gửi thêm 30.000 quân Mỹ đến Afghanistan để giết và bị giết bởi Taliban.
Rơ ràng việc khởi động một cuộc chiến tranh mặt đất là quyết định sai lầm đă sờ sờ ngay trước mắt. Không biết bao nhiêu lính Mỹ phải bỏ mạng ở Afghanistan trong hai năm rưỡi vừa qua của Tổng thống Obama và trong hai nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Bush. Và bất chấp quyết định rút quân của ông Obama gần đây, vẫn có nhiều lính Mỹ đang chiến đấu chống lại Taliban ở Afganistan vào cuối nhiệm kỳ Tổng thống của ông Obama hơn là thời điểm đầu nhiệm kỳ.
Trong khi đó, Iraq, dù trở thành một cuộc chiến bị lăng quên nhưng một điều đáng ngạc nhiên là vẫn có 47.000 lính Mỹ vẫn đang đóng quân ở đây.
Hồi đầu tháng này, phát biểu trước những người ủng hộ, Tổng thống Obama khoe rằng: "Nếu ai đó hỏi về cuộc chiến ở Iraq, có một câu trả lời đơn giản, đó là tất cả lính Mỹ sẽ được trở về nhà vào cuối năm nay".
Tuy nhiên, vẫn không có ǵ là chắc chắn. Bởi ở thời Chính quyền Bush, trước thời hạn quân đội Mỹ phải rút khỏi Iraq vào 31/12/2011, lănh đạo quân sự Mỹ từng muốn Chính phủ cho phép để lại Iraq 10.000 quân.
Và hơn nữa, mới đây trong các phiên điều trần tại Thượng viên Mỹ hồi tháng 6, Bộ trưởng quốc pḥng mới của Chính quyền Obama, Leon Panetta, người ủng hộ chính sách diều hâu tự tin khẳng định rằng Chính quyền Iraq sẽ “yêu cầu” quân đội Mỹ ở lại lâu dài ở nước này trước cuối năm nay.
Tuy nhiên, đáp lại kỳ vọng được ở lại của người Mỹ, một giáo sĩ chống Mỹ người Iraq Moqtada al-Sadr tuyên bố trong tháng này rằng bất cứ người lính nước ngoài nào c̣n ở lại Iraq vào năm 2012 sẽ "được đối xử như một kẻ xâm lược bất hợp pháp và sẽ bị tiêu diệt".
Tất cả những tuyên bố trên chứng tỏ chúng ta sẽ lại phải chứng kiến sự đổ máu c̣n tiếp diễn trong tương lai ở Iraq và nỗi bất hạnh ở đất nước này c̣n lâu mới kết thúc. Bởi theo nhà sử học Charles Beard th́ học thuyết an ninh quốc gia của các đời Tổng thống Mỹ là “Chiến tranh vĩnh viễn cho ḥa b́nh vĩnh viễn”. Chính v́ thế, bất chấp giải Nobel ḥa b́nh được trao cho ḿnh, Tổng thống Obama rơ ràng đang chứng tỏ các cuộc chiến do Mỹ dẫn đầu sẽ không có hồi kết.
Lê Dung (theo Guardian)