Mỹ sẽ gây áp lực để nhà lănh đạo Gaddafi bước xuống vũ đài chính trị nhưng cũng tỏ ra quan ngại trước sự an toàn của kho vũ khí khổng lồ của Libya trong quá tŕnh chuyển giao quyền lực thời hậu Gaddafi và những nguy cơ nếu nó rơi vào tay các đối thủ.
Cùng chung mối bận tâm với nhiều quan chức Mỹ, Chủ tịch Ủy ban T́nh báo Quốc hội Mỹ, Mike Rogers vừa lên tiếng cảnh báo về các vấn đề an ninh sau khi chế độ Gaddafi sụp đổ.
“Ngay cả khi Gaddafi sụp đổ, chúng ta cũng sẽ phải tiến hành các bước để đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ được bảo vệ. Đặc biệt, chúng ta phải đảm bảo kho vũ khí của Gaddafi bao gồm cả vũ khí hóa học và các vật liệu nổ không rơi vào tay kẻ xấu”, ông Mike Rogers.
Số phận kho vũ khí được giới chức Mỹ đang hết sức bận tâm.
Trước đó, hồi tháng 2 Tổ chức cấm vũ khí hóa học cho hay, Libya hiện giữ 9,5 tấn khí mù tạc tại một địa điểm bí mật ở ngoài sa mạc và được canh pḥng nghiêm ngặt bởi quân đội.
Theo một quan chức Mỹ giấu tên th́ cho đến nay, kho vũ khí hóa học khổng lồ này của Đại tá Gaddài vẫn c̣n tồn tại và được canh pḥng cẩn mật bởi quân đội trung thành với ông.
Cũng theo quan chức này, chẳng riêng ǵ Mỹ mà NATO cũng như Liên Hiệp Quốc vẫn luôn để mắt đến kho vũ khí này trong suốt thời gian Libya xảy ra xung đột.
“Kho vũ khí, cho đến thời điểm này, dường như vẫn được canh pḥng tốt. Tuy nhiên, nó chỉ nhắc chúng ta nhớ thực tế là Gaddafi chỉ phá hủy một phần kho vũ khí nguy hiểm nhất của ông ta”, quan chức Mỹ nhận định.
Tuy nhiên, một quan chức của Liên Hiệp Quốc cho rằng, do tuổi thọ của các loại vũ khí trên, kho vũ khí hóa học của Libya thực tế là một mối nguy cho môi trường hơn là mối đe doạ quân sự hay khủng bố.
Chúng bao gồm “các chất hóa học "hết đát", không c̣n hữu ích như là một loại vũ khí nữa. Khí mù tạt thường bị phân hủy theo thời gian mà kho vũ khí hóa học của Gaddafi thực sự tồn tại lâu lắm rồi. Do đó, nó không c̣n là mối đe dọa về quân sự hay khủng bố nữa", quan chức này cho hay.
Ngoài ra, các quan chức Mỹ và châu Âu c̣n quan tâm đến việc giữ cho kho vũ khí thông thường như các loại tên lửa chống tăng, tên lửa đất đối không, các loại xe bọc thép, đạn tên lửa và các vật liệu gây nổ khác.
Tuy nhiên, điều khiến cho nhiều quan chức chống khủng bố đau đầu nhất chính là khả năng kho vũ khí này bị bọn khủng bố cướp đi. Nếu kịch bản tồi tệ đó xảy ra, các quốc gia châu Phi sẽ không thể tránh khỏi t́nh trạng bất ổn.
Trước đó, quân đội Chính phủ Libya bắn 3 tên lửa Scud từ khu vực Sirte, quê hương Đại tá Gaddafi sau khi phóng một tên lửa Scud khác tuần trước. Đây là lần đầu tiên Đại tá Gaddafi sử dụng loại vũ khí này kể từ khi cuộc chiến nổ ra.
Lê Dung (theo Reuters)