Ai có thể đoàn kết Libya nếu chế độ Gadhafi sụp đổ? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 08-23-2011   #1
saigon75
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
saigon75's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 54,629
Thanks: 1,521
Thanked 4,892 Times in 1,268 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 73
saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2
Default Ai có thể đoàn kết Libya nếu chế độ Gadhafi sụp đổ?

Husam Najjair, một thành viên đối lập, dường như lo lắng về nguy cơ các thành viên của phe nổi dậy chống lại nhau khi họ tranh nhau kiểm soát thủ đô Tripoli hơn là mối đe dọa gây ra bởi các lực lượng trung thành với nhà lănh đạo Gadhafi.
>> 42 năm cầm quyền của Đại tá Gadhafi
>> Sau cuộc chiến là một cuộc chiến nữa?
Lực lượng nổi dậy giành quyền kiểm soát một lữ đoàn của quân đội chính phủ.
"Điều đầu tiên là lữ đoàn của tôi sẽ phải làm là thiết lập các chốt kiểm soát nhằm tịch thu vũ khí của tất cả mọi người, trong đó có các nhóm nổi dậy khác, v́ nếu không đó sẽ là một cuộc tắm máu”, Najjair nói. “Tất cả các nhóm nổi dậy đều muốn kiểm soát Tripoli. Trật tự là điều cần thiết".
Những b́nh luận của Najjair đă chỉ ra một câu hỏi nhất lớn, sẽ được nêu ra khi hồi kết đang đến gần tại Libya: liệu có nhân vật ḥa giải nào đó có thể lănh đạo Libya nếu phe nổi dậy nắm quyền kiểm soát từ Gadhafi?
Ngay lúc này, câu trả lời dường như là: không.
“Không có một lănh đạo nổi dậy nào mà tất cả mọi người cùng tôn trọng. Đó là vấn đề”, Kamran Bokhari, giám đốc về Trung Đông tại mạng phân tích thông tin t́nh báo Stratfor của Mỹ, nói.
Đại tá Gadhafi đă điều hành quốc gia sản xuất dầu mỏ ở Bắc phi giống một tổ chức tôn giáo mà không có các thể chế nhà nước giúp việc chuyển giao trở nên dễ dàng cho phe nổi dậy, vốn tràn đầy tinh thần nhưng thiếu một hệ thống lănh đạo hoàn chỉnh.
Phe nổi dậy bị chia rẽ bởi tư tưởng bè phái, những chia rẽ bộ lạc và dân tộc.
Lănh đạo cấp cao nhất của phe nổi dậy là Mustafa Abdel Jalil, chủ tịch Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC), một nhóm tập hợp những nhân vật phản đối Gadhafi, có trụ sở tại thành phố Banghazi, miền đông Libya.
NTC bao gồm các cựu bộ trưởng chính phủ, các thành viên đối lập - vốn đại diện cho nhiều quan điểm - trong đó có những người dân tộc chủ nghĩa Ả-rập, người Hồi giáo, những người theo chủ nghĩa thế tục, những người theo chủ nghĩa xă hội và các doanh nhân.
Là một cựu bộ trưởng tư pháp, ông Abdel Jalil được miêu tả là một chính trị gia có khuynh hướng công bằng, theo một tài liệu ngoại giao của Mỹ do trang WikiLeaks tiết lộ.
Ông Abdel Jalil được Tổ chức giám sát nhân quyền (HRW) ca ngợi v́ đóng góp của ông đối với việc cải cách luật h́nh sự của Libya. Ông Abdel Jalil đă từ chức bộ trưởng tư pháp hồi tháng 2 khi bạo lực chống lại người biểu t́nh bùng phát.
Nhưng cũng giống như các cựu thành viên khác trong nội các của ông Gadhafi, ông Abdel Jalil luôn bị một số người trong phe nổi dậy nghi ngờ. Họ muốn những gương mặt hoàn toàn mới, không có liên quan ǵ tới chính quyền Gadhafi.
Thủ tướng trong chính phủ của phe nổi dậy, Mahmoud Jibril, một cựu quan chức phát triển dưới thời Gadhafi, có quan hệ rộng với nước ngoài và đă trở thành đại sứ lưu động của phe nổi dậy.
Nhưng việc đi lại của ông Mahmoud Jibril đă khiến một số người cùng phe phái và những người ủng hộ từ phương Tây nổi giận, v́ vậy kinh nghiệm và các mối quan hệ với nước ngoài của ông có thể bị bỏ phí nếu ông không tham gia chính phủ mới.
Một nhân vật nổi dậy nổi bật khác có thể đóng vai tṛ lănh đạo trong tương lai là Ali Tarhouni. Nhân vật đối lập kiêm học giả sống lưu vong ở Mỹ này đă trở về Libya để đảm nhiệm các vấn đề dầu mỏ, tài chính và kinh tế cho phe nổi dậy.
Những bài học của Iraq
Những căng thẳng giữa các đối thủ lâu năm của ông Gadhafi và những người ủng hộ, vốn gần đây đă rời bỏ chính phủ sang phe nổi dậy, có thể hủy hoại các nỗ lực nhằm chọn một nhà lănh đạo phù hợp.
Các chuyên gia lo ngại Libya có thể mắc phải các sai lầm như từng xảy ra với Iraq sau cuộc chiến của Mỹ năm 2003 nhằm lật đổ Saddam Hussein.
Những người ủng hộ đảng Baath của Saddam Hussein và các quan chức quân đội bị thanh lọc hàng loạt, tạo thành một khoảng trống quyền lực dẫn tới sự mất ổn định trong nhiều năm, khi tất cả mọi người - từ những người ủng hộ trung thành tới al-Qaeda - phát động một chiến dịch bạo lực chống lại các lănh đạo mới của Iraq được Mỹ ủng hộ.
“Các bạn không thể đưa ra luật lệ rằng bất kỳ ai từng làm việc cho Gadhafi không thể làm việc với chúng tôi. Điều đó không thực tế chút nào”, Ashour Shamis, một nhà hoạt động thuộc phe đối lập Libya tại Anh, nói.
Một sự tiếp cận như vậy có thể làm hỏng các nỗ lực đưa trở lại những người có năng lực nhằm đảm nhận nhiệm vụ có thể là quan trọng nhất: làm sống lại ngành công nghiệp dầu mỏ.
Chủ nghĩa bè phái
Phía sau vẻ bề ngoài, phe nổi dậy bị chia rẽ bởi những bất đồng và chủ nghĩa bè phái. Các cộng đồng Arập và bộ tộc Berber nh́n nhau với sự khinh thường.
Một dấu hiệu cho thấy sự bất đồng là cái chết cho tới nay vẫn chưa có lời giải của Abdel Fattah Younes, chỉ huy quân đội phe nổi dậy, một cựu quan chức an ninh hàng đầu của ông Gadhafi, sau khi ông này bị chính phe nổi dậy bắt giữ để thẩm vấn.


Cái chết của ông Younes đă gây ra những lo ngại rằng NTC bị chia rẽ và quá yếu để có thể chấm dứt sự trượt dốc vào đổ máu khi các phe phái đối thủ, trong đó có những người Hồi giáo, tranh giành quyền lực.
Ngày càng có nhiều tay súng tại Vùng núi phía Tây nuôi râu dài, một biểu tượng của người Hồi giáo, những người vốn phải đối quan hệ mật thiết với phương Tây trong một chính phủ Libya mới, trong khi những người khác lại kêu gọi đầu tư nước ngoài.



Họ có thể nói rằng các phần tử nổi dậy từ Vùng núi phía Tây và thành phố Misrata nên được trao các vị trí quyền lực nhất trong bất kỳ chính phủ nào v́ họ đă tham gia hầu hết vai tṛ chiến đấu, trong khi các phần tử nổi dậy tại Benghazi thực hiện việc điều hành.
Sự chia rẽ có thể được nhận thấy trên các mặt trận dọc các vùng sa mạc ở phía Tây, dù các nhóm nổi dậy khác nhau đă tham gia vào chiến dịch tiến vào Tripoli.


Các thành viên phe nổi dậy tại Benghazi thường bị gọi là người ngoài cuộc v́ thường xuyên chậm chạp trong việc phân phát vũ khí và các quân nhu khác cho các thành viên phe nổi dậy khác.
Lực lượng nổi dậy trong cơ cấu lănh đạo sẽ phải t́m ra cách nhằm xoa dịu những căng thẳng trong hàng ngũ lănh đạo trong khi điều hành Libya.


“Bàn về Tripoli sẽ rất phức tạp và gay go. Chỉ việc tổ chức cung cấp lương thực cho phe nổi dậy và nhận viện trợ vào Tripoli đă là khó khăn, đặc biệt kể từ khi những người ủng hộ Gadhafi đă đào các đường hầm để chuẩn bị cho chiến sự”, Kamran Bokhari, giám đốc về Trung Đông tại mạng phân tích thông tin t́nh báo Stratfor của Mỹ, nói.


“Nhưng việc điều hành đất nước sẽ khó khăn hơn nhiều cho phe nổi dậy. T́m những người mà tất cả các bên đều chấp nhận sẽ là thách thức lớn”.


Theo DT
saigon75_is_offline  
Attached Images
 
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC9

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 14:33.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08226 seconds with 12 queries