Trung Quốc từ chối đàm phán về Hoàng Sa - VietBF
 
 
 

HOME

24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Online

Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 08-25-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 145,359
Thanks: 11
Thanked 13,674 Times in 10,928 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 43 Post(s)
Rep Power: 181
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Trung Quốc từ chối đàm phán về Hoàng Sa

HÀ NỘI (TH) - Đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông đă trở thành bế tắc v́ lập trường hai bên đối với quần đảo Hoàng Sa.


Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đoạt từ đầu năm 1974, nay đă xây dựng một phi đạo dài 3,000m. Trung Quốc đồn trú tại đây một đơn vị chiến đấu cơ và một đơn vị thiết giáp cũng như đang nới rộng cầu tàu, xây dựng thêm nhiều cơ sở trên đảo. (H́nh: Panoramio)

Báo South China Morning Post (SCMP) ở Hongkong hôm Thứ Tư cho hay: “Việt Nam có vẻ như đă thất bại trong lần thử cuối cùng khi thuyết phục Trung Quốc đàm phán về tranh chấp chủ quyền lănh thổ đă kéo dài từ lâu đối với quần đảo Hoàng Sa.”

Bản tin này ám chỉ đến ṿng đàm phán thứ 7 diễn ra tại Hà Nội vào các ngày từ 29 tháng 7 đến 1 tháng 8, 2011 vừa qua.

Bộ Ngoại Giao CSVN loan báo ngày 3 tháng 8, 2011, về cuộc họp vừa nói, chỉ cho biết mơ hồ là hai bên đạt được “những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.”

“Qua 7 ṿng đàm phán, hai bên đă sơ bộ nhất trí với nhau về một số nguyên tắc như: Các tranh chấp ở Biển Đông cần được giải quyết bằng các biện pháp ḥa b́nh, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982,” bản thông báo của Bộ Ngoại Giao CSVN viết như vậy, dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao.

Bản thông báo lập lại những lời kêu gọi và cam kết cũ như hai bên “không tiến hành bất cứ hành động nào nhằm mở rộng, phức tạp hóa tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; Những vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam và Trung Quốc th́ giải quyết song phương, những vấn đề liên quan đến các bên khác th́ cần trao đổi giữa các bên liên quan.”

Hiển nhiên, có sự tranh chấp biển Đông giữa Việt Nam và nhiều nước khác trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa. Tranh chấp quần đảo Hoàng Sa chỉ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Quần đảo này đă bị Trung Quốc lấn chiếm hồi đầu năm 1974 sau một trận hải chiến với Hải Quân VNCH.

SCMP thuật lời bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN, qua một văn bản cho hay “các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp diễn,” và “lập trường của chúng tôi đă từng được nêu rơ trong nhiều dịp là quần đảo Hoàng Sa là một phần trong các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc.”

Các viên chức Trung Quốc chưa đưa ra lời b́nh luận về chi tiết các cuộc đàm phán và ṿng thứ 8 có thể diễn ra từ nay đến cuối năm ở Bắc Kinh.

Nhà cầm quyền Việt Nam luôn luôn giấu kín chi tiết các cuộc đàm phán cũng như các thỏa thuận đă đạt được.

Ngày 25 tháng 12, 2000, Việt Nam kư với Trung Quốc Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ nhằm xác định biên giới, lănh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong Vịnh Bắc Bộ. Măi 4 năm sau, nhà cầm quyền mới công bố những tọa độ chính xác. Nhiều người trong nước lên tiếng phản đối v́ cho rằng chế độ Hà Nội đă nhượng bộ quá nhiều cho Bắc Kinh.

Tổ chức “Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông” phân tích ra thấy Việt Nam bị lấn sâu vào phía tỉnh Quảng Ninh, vùng cửa Ba Lạt và khu vực tỉnh Hà Tĩnh đối chiếu với bờ Tây của đảo Hải Nam của Trung Quốc.

Hiệp định này không đả động ǵ tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hai nước thường xuyên đưa ra các lời tuyên bố chủ quyền toàn diện với cả hai quần đảo gồm cả khu vực biển chung quanh “không thể tranh căi.”

Ngày 25 tháng 6, 2011, sau các biến cố tàu Trung Quốc cắt cáp thăm ḍ dầu khí của tàu nghiên cứu của Việt Nam, Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn sang Bắc Kinh họp với Thứ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Trương Chí Quân. Bản thông cáo chung sau cuộc họp nói hai bên “đẩy nhanh tiến độ đàm phán để sớm kư kết thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.”

Cuộc họp này dẫn tới cuộc họp ṿng 7 ở Hà Nội một tháng sau mà giờ đây, sự bế tắc được nh́n thấy v́ Trung Quốc từ chối không chịu bàn căi ǵ về quần đảo Hoàng Sa mà họ đă nuốt trọn từ 37 năm nay.

Từ khi hai nước tái lập bang giao năm 1991 đến nay, bản thỏa ước biên giới trên bộ kư cuối năm 1999, từng bị nhiều người đả kích là Hà Nội đă nhượng cho Bắc Kinh núi Lăo Sơn (tỉnh Hà Giang) và một nửa thác Bản Giốc (tỉnh Cao Bằng).

“Căn cứ vào những ǵ đă diễn ra, các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Việt Nam và Trung Quốc rất nhiều ư nghĩa và được mọi người chú ư theo dơi.” Một nhà ngoại giao Á Châu kỳ cựu không thấy nêu tên nói trên báo SCMP. “Vấn đề là họ dường như (đàm phán biển đảo) không tiến xa được dù có tiến bộ trong quá khứ.”

Về phía Trung Quốc, giới học giả nước này rầm rập phụ họa với chủ trương của Bắc Kinh. Một trong những người đó là Vương Hàn Lĩnh.

“Không có ǵ để thương thuyết.” Vương Hàn Lĩnh, một học giả và là giáo chức ở Học Viện Khoa Học Xă Hội của Trung Quốc, nói. Ông này ngang ngược nói thêm là, “Chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa chưa hề bị tranh chấp và Việt Nam đă công nhận điều này trong quá khứ. Thảo luận về các hợp tác như bảo vệ, t́m kiếm và cứu nạn là một vấn đề. Chủ quyền của Trung Quốc là vấn đề khác.”

Sau nhiều năm nín lặng, ngày 20 tháng 7, 2011, chế độ Hà Nội cho tờ báo của Mặt Trận Tổ Quốc là “Đại Đoàn Kết” viết một loạt bài về chủ quyền biển đảo. Một trong những bài này viết về công hàm của ông Phạm Văn Đồng, thủ tướng CSVN gửi tổng lư (thủ tướng) Trung Quốc là Chu Ân Lai ngày 14 tháng 9, 1958 công nhận lănh hải của Trung Quốc 12 hải lư.

Trung Quốc th́ cứ vin vào công hàm này nói phía Việt Nam (gián tiếp) công nhận các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ. Nhưng tờ Đại Đoàn Kết cho rằng giải thích kiểu đó là “xuyên tạc công hàm 1958.”

Ngày 24 tháng 8, 2011, báo điện tử VNExpress tường thuật cuộc họp báo của Nghị Sĩ Jim Webb trước khi ông rời Hà Nội.

Bản tin này thuật lời ông nói rằng: “Vấn đề biển Đông cần giải quyết đa phương.”

Nhưng “giải quyết đa phương” ở đây chỉ là đối với quần đảo Trường Sa và vùng biển chung quanh, không phải với quần đảo Hoàng Sa. (TN/NV)
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	136063-VN_HoangSa_PhuLam-400.jpg
Views:	9
Size:	44.0 KB
ID:	312045
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC7

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 07:04.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05398 seconds with 12 queries