Hợp tác với Petro Vietnam khai thác khí đốt và nhiệt điện
HÀ NỘI (TH) - Hăng dầu Chevron của Mỹ và tập đoàn dầu khí quốc doanh của Việt Nam (Petro Vietnam) nhiều phần sẽ đạt thỏa thuận hợp tác để thực hiện một số dự án lên đến $7 tỉ USD vào cuối tháng 9 này. Đồng thời, một công ty liên doanh của Anh quốc và Ḥa Lan (Royal Dutch Shell) cũng loan báo mở rộng hoạt động tại Việt Nam.
Một giàn khoan của Petro Việt Nam trên biển Đông. Tập đoàn này sắp liên doanh với Chevron của Mỹ trong dự án trị giá khoảng 7 tỉ đô la khai thác khí đốt và nhiệt điện. (H́nh: Petro Việt Nam)
Bản tin trên tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam (TBKTVN) hôm Thứ Tư cho hay như vậy trong khi một số công ty khác của Mỹ và Anh quốc (như BP và Conoco Philllips) bỏ chạy.
Theo nguồn tin này, một đại diện của Chevron loan báo trong cuộc họp của Hội Đồng Kinh Doanh Mỹ-ASEAN rằng công ty đang tiến hành dự án gồm một đường ống dẫn khí đốt dài 400 km và 3 nhà máy nhiệt điện khí đốt.
Theo nguồn tin, để dự án bắt đầu hoạt động được từ năm 2015, thỏa thuận hợp tác cần được kư vào cuối tháng 9 này và Chevron “mong muốn” được nhà cầm quyền trung ương ủng hộ “cơ chế giá khí.”
“Đại diện Chevron khẳng định, khi đi vào hoạt động, ngoài ư nghĩa bổ sung nguồn năng lượng điện rất lớn cho hệ thống lưới điện quốc gia và mang lại tổng doanh thu có được trong suốt ṿng đời dự án ước khoảng 14 tỷ USD, đă bao gồm tiền bán khí và thu thuế th́ dự án c̣n góp phần tiết kiệm được khoảng 1 tỷ USD do tránh được khả năng phải nhập khẩu than để phát điện.” Bản tin TBKTVN viết.
Tin tức cho hay Petro Vietnam sẽ đầu tư $3 tỉ USD, Chevron đầu tư $2 tỉ và một số nhà đầu tư khác sẽ đầu tư phần c̣n lại $2 tỉ USD.
Trong khi đó, bản tin của Financial Times ngày Thứ Tư cũng cho hay Shell đang nhắm một số cơ hội ở Việt Nam, gồm cả việc giúp Việt Nam xây dựng cơ sở kho trữ khí đốt hóa lỏng (LNG) đầu tiên trong khi cũng chuẩn bị thầu ḍ t́m dầu khí mới tại Việt Nam.
Liên doanh Ḥa Lan-Anh quốc hy vọng sẽ kư được bản ghi nhớ với Việt Nam vào những tháng tới đây.
Tháng 5 và tháng 6 vừa qua, tàu Trung Quốc đă cắt cáp thăm ḍ dầu khí của Việt Nam ngay trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam dấy lên một loạt biểu t́nh chống Trung Quốc ở cả Sài G̣n và Hà Nội.
Hồi tháng 3, 2009, hăng dầu BP rút khỏi các dự án thăm ḍ dầu khí ngoài khơi Việt Nam ở các lô 5.2 và 5.3 với hai lư do chính là các lo ngại về tranh chấp chủ quyền khu vực giữa Việt Nam và Trung Quốc trong khi tệ trạng hành chính thư lại của Việt Nam quá cồng kềnh. Năm trước đó, hăng dầu Exxon-Mobil của Mỹ cũng đă bỏ ngang một dự án thăm ḍ dầu khí ngoài khơi Việt Nam v́ áp lực của Trung Quốc.
Hồi năm ngoái, cả hai công ty BP và Conoco Phillips loan báo bán lại các tài sản của họ ở Việt Nam. Các nhà đầu tư ngoại quốc trong ngành dầu khí thường than phiền về thủ tục hành chính nhiêu khê của Việt Nam và những dấu hiệu tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn không có dấu hiệu ǵ ngă ngũ.
Thanh Lê, tổng giám đốc Shell ở Việt Nam, nói trên tờ Financial Times rằng công ty theo dơi các diễn biến trên biển Đông rất cẩn thận.
(TN-NV)