Dự án “Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lư Các khu bảo tồn ở Việt Nam” với khoản tài trợ 3,5 triệu USD được triển khai nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học dồi dào tại Việt Nam. Ngày 9/9, Chương tŕnh phát triển Liên hợp quốc UNDP hợp tác với bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Phát triển Nông thôn thực hiện dự án “Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lư Các khu bảo tồn ở Việt Nam”. Dự án sẽ thực hiện trong 4 năm, với khoản tài trợ 3,5 triệu USD của Quỹ Môi trường toàn cầu (GFE). Dự án sẽ được triển khai từng bước, hướng tới đạt được các mục tiêu cụ thể:
Xây dựng khung chính sách và pháp lư hoàn chỉnh, thống nhất để hỗ trợ tài chính bền vững, xây dựng các quy tŕnh quản lư, cơ chế và trách nhiệm rơ ràng, tập hợp và phổ biến các kiến thức về đa dạng sinh học đối với cộng đồng…
Việt Nam c̣n tồn tại khoảng 10% các loài trên thế giới. (Ảnh minh họa: Lê Hoài Phương)
Theo đánh giá của Quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc gia giàu có bậc nhất thế giới về đa dạng sinh học. Hiện Việt Nam c̣n tồn tại khoảng 10% các loài trên thế giới, mặc dù diện tích chỉ chiếm ít hơn 1% diện tích đất toàn cầu. Trong khi đó, hầu như các khu vực được bảo tồn đă được quy định là các khu rừng đặc dụng với việc thông quan luật “Đa dạng sinh học” đă có sự thay đổi.
Từ 1/7/2009, Việt Nam có các loại khu bảo tồn áp dụng cho tất cả các hệ sinh thái: Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Khu bảo tồn động vật hoang dă và các khu bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. Tuy nhiên, tương tự t́nh h́nh ở nhiều nước đang phát triển, hai quá tŕnh cơ bản đang đe dọa đến đa dạng sinh học tại Việt Nam là mất các hệ sinh thái tự nhiên và suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên.
Do đó, các giải pháp dài hạn được đề xuất để bảo tổn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái của Việt Nam là: tăng cường năng lực quản lư cho các khu bảo tồn, củng cố thể chế và tăng cường năng lực cho cán bộ, hỗ trợ tài chính bền vững… Rào cản đối với việc thực hiện các giải pháp cũng được phân tích, xác định để có hướng khắc phục.