BLED (AFP) - Thử thách lớn nhất trong mối quan hệ hiện nay giữa Trung Quốc và Liên Âu (EU) là sự thiếu tin tưởng gây ra bởi cách ứng xử “tiêu chuẩn hai mặt-double standards” của Âu Châu, theo Thứ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Fu Ying hôm Thứ Bảy.
Thứ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Fu Ying (giữa) nói chuyện với Thứ Trưởng Ngoại Giao Hy Lạp Spyros Kouvelis (trái) trước cuộc họp báo ở Athens hồi Tháng Ba năm 2011. (H́nh: Louisa Gouliamaki/AFP/Getty Images)
“Thử thách lớn nhất vẫn là vấn đề tin tưởng, về sự nghi ngờ lẫn nhau, về sự khác biệt trong lănh vực chính trị,” bà Fu cho hay trong cuộc thảo luận về mối liên hệ giữa EU và Trung Quốc tại thành phố nghỉ mát Bled của Slovenia.
“Đối với nhiều người Âu Châu, Trung Quốc không đúng trong cách hành xử chính trị, nhưng lại đúng trong lănh vực kinh tế,” theo bà Fu.
“Tôi không thể hiểu cái lư luận đó, làm thế nào một hệ thống chính trị sai trái lại có thể đưa ra các kết quả tốt đẹp về kinh tế?”
“Hiện vẫn c̣n nhiều thành kiến sai lầm c̣n sót lại từ thời Chiến Tranh Lạnh. Người ta vẫn thấy khó khăn để có thể chấp nhận rằng có sự đúng đắn trong nền chính trị ở Trung Quốc,” bà nói.
“Chúng ta hăy tháo gỡ những chướng ngại vật không cần thiết, những thành kiến, quư vị không biết là điều đó đang gây thiệt hại như thế nào cho h́nh ảnh quư vị ở Trung Quốc,” bà Fu cảnh cáo.
Đề cập đến chuyến viếng thăm của Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao) ở Anh hồi Tháng Sáu, bà Fu nói Thủ Tướng Anh David Cameron phát biểu rằng “chỉ với sự cải thiện nhân quyền nền kinh tế mới có thể ổn định.”
“Người dân Trung Quốc thảy đều thấy khó hiểu quá: rơ ràng là nền kinh tế Anh không ổn định,” bà Fu nói, ám chỉ cuộc biến động hồi Tháng Tư ở London. “Quư vị (thế giới Tây Phương) là những người có cách ứng xử hai mặt.”
Khối Liên Âu đă từng chỉ trích Trung Quốc về một loạt các vụ vi phạm nhân quyền, kể cả cách đối xử với người dân Tây Tạng, tự do tôn giáo và bắt giam người dân một cách tùy tiện.
Trung Quốc là bạn hàng lớn thứ nh́ của EU, chỉ sau Mỹ, và là quốc gia nhập cảng hàng hóa EU lớn nhất hiện nay. EU cũng là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc.
“Âu Châu không công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường, nhưng Âu Châu là bạn hàng lớn nhất của chúng tôi, thế th́ làm sao điều này có thể xảy ra với một nền kinh tế không thị trường?” bà Fu hỏi.
“EU không thể trông đợi tất cả các quốc gia khác phải đáp ứng hết các tiêu chuẩn của ḿnh... Chúng tôi không xin làm thành viên EU, chúng tôi chỉ là một bạn hàng,” bà Fu nói thêm.
(V.Giang/nv)