Thời buổi một chỉ vàng mua được gần tấn thóc, chả ai dại ngồi nhà. Thế là người người, nhà nhà huyện Ngân Sơn đi đào đăi vàng, làm thuê trên chính mảnh đất họ được cấp để trồng cấy.
Sau khi khai thác vàng những ǵ c̣n lại là ngổn ngang những hố sâu (ảnh chụp tại xă Lương Thượng – Na Rỳ)
Đi làm suốt thời gian đâu mà học
12h trưa, tại nhà anh Nông Văn Thăng (xă Thuần Mang), chỉ c̣n mỗi bà cụ đang ngồi nhai trầu. Cụ nói, con trai, con dâu và đứa cháu 15 tuổi đă đi đào đăi vàng cách nhà vài cây số từ sáng sớm. Đến tối mịt chúng nó mới về.
Nếu như trước đây, người dân chỉ đi đào đăi vàng vào những lúc nông nhàn rănh rỗi th́ nay già trẻ, gái trai đua nhau đi làm vàng. Những ngày này, mới 7h sáng dọc tỉnh lộ 279 qua các xă Thuần Mang, Hương Nê, từng tốp người với lủng lẳng đồ nghề tỏa đi khắp các băi vàng. Tối tối, đội quân đi đăi vàng lại kéo đi kéo về như trẩy hội.
Sau khi khai thác vàng những ǵ c̣n lại là ngổn ngang những hố sâu (ảnh chụp tại xă Lương Thượng – Na Rỳ)
Dọc các con suối có vàng, người dân vẫn đang mỏi cổ chờ hoàn thổ
Chúng tôi tới một băi vàng đă khai thác xong tại xă Hương Nê. Một nhóm hơn chục người với những dụng cụ thô sơ đang h́ hục đào bới, sàng lọc mong kiếm chút vàng c̣n sót lại.
“Cháu đi học về là ra đây luôn c̣n chưa kịp ăn cơm. Nhiều hôm cháu cũng chẳng đi học, ra đây kiếm được đồng nào hay đồng ấy chú ạ” - Thành (học sinh lớp 9) tay vừa cầm xẻng vừa nói.
- Thế cháu đi làm suốt thế lấy thời gian đâu mà học?
Thành thản nhiên trả lời: "Nhà cháu nghèo quá biết làm thế nào được".
Vào cái thời giá vàng tăng vọt, cảnh tượng này quá quyen thuộc với người dân xă Thuần Mang và cả vùng vàng Ngân Sơn.
Anh Đinh Thiện Lợi, trưởng thôn Bản Giang, xă Thuần Mang cho biết, do thôn có nhiều mỏ vàng dọc theo con suối chảy qua đây nên hầu hết các gia đ́nh trong thôn đều có người đi làm vàng. Người có tiền th́ đầu tư máy móc khai thác lớn, c̣n người nghèo th́ khai thác thủ công. Phụ nữ trẻ con th́ đi mót vàng, thanh niên đi làm công nhân hay làm phu vàng cho các bưởng.
Khó sống trên đống vàng
Dọc hai bên các con sông có vàng thuộc huyện Ngân Sơn và Na Rỳ đâu đâu cũng cảnh tượng tan hoang. Theo những người dân nơi đây, trước khi khai thác, các chủ đầu tư đều hứa hoàn trả lại mặt bằng sản xuất nông nghiệp. Nhưng thực tế hiện nay là, khai thác chỗ nào, người dân mất đất nông nghiệp chỗ đó.
Những băi vàng đă bị các bưởng khai thác xong là địa điểm người dân địa phương mất đất sản xuất hàng ngày đi mót.
Các con sông luôn đục ngầu v́ khai thác vàng, nguồn nước bị ô nhiễm, nỗi lo bệnh tật đang đe dọa cuộc sống người dân nơi đây.
Tại mỏ vàng Bản Giang (xă Lương Thượng – Na Rỳ), người dân vẫn đang mỏi ṃn chờ 11,2ha đất được hoàn thổ để có đất sản xuất. Theo phương án đưa ra trước đó th́ đến tháng 3/2011, chủ đầu tư phải bàn giao mặt bằng sản xuất cho địa phương. Tuy nhiên, đến nay diện tích này vẫn ngổn ngang sỏi đá và chi chit hố sâu. Một số diện tích đă hoàn thổ trơ toàn sỏi đá.
Tại thôn Kim Vân (xă Kim Hỷ - Na Rỳ), nơi có mỏ vàng Tốc Lù này cũng tương tự. Gia đ́nh anh Đinh Duy Hùng, nhà có hơn một nửa diện tích đất nông nghiệp dùng để khai thác vàng, đến nay chưa vẫn chưa nhận được mặt bằng để sản xuất.
"Kể cả có hoàn thổ, chỉ toàn trơ đất đá, cát sỏi. Đến cỏ cũng khó mọc chứ nói ǵ tới trồng trọt" - một người dân địa phương giấu tên cho biết.
Mỏ vàng ngay chính trên đất của ḿnh nhưng họ cũng chỉ là công nhân làm thuê với đồng lương ít ỏi. Một bộ phận khác chấp nhận đi đào đăi mót các băi vàng đă khai thác.
“Chúng tôi chẳng có thu nhập ǵ từ vàng, hằng ngày người dân mất đất sản xuất vẫn phải quần quật làm thuê để kiếm từng đồng”. Anh Hưng, một người dân xă Lương Thượng cho biết.
( theo BeeNet )