- Thông tin điều chỉnh giá 350 dịch vụ mà Bộ Y tế đưa ra với lư giải: giá dịch vụ trước đây đă quá lỗi thời v́ thế cần phải tính đúng, tính đủ để bệnh viện tồn tại…
Tuy nhiên, trên thực tế, ở khía cạnh khác chưa được Bộ Y tế tính đúng, đủ để chia sẻ chi phí với người bệnh, đó là việc kiếm tiền “siêu lợi nhuận” từ các dịch vụ liên quan của bệnh viện...
Siêu lợi nhuận từ nhà thuốc, giữ xe, căngtin…
Việc tăng giá viện phí là hoàn toàn hợp lư v́ mức giá cũ được quy định trong thông tư 14 cách đây 16 năm đă quá lỗi thời. Nhiều BS cho rằng, Bộ Y tế cần phải cân nhắc và minh bạch rơ chi phí nào nên điều chỉnh tăng, không nên tăng, lộ tŕnh tăng như thế nào cho hợp lư... Câu hỏi cho ngành y tế, việc tính đúng, tính đủ giá dịch vụ Bộ Y tế đưa ra liệu đă tính đến những lợi nhuận khổng lồ mà bấy lâu nay các BV đă thu được từ các DV liên quan như: Hệ thống nhà thuốc BV, kho băi giữ xe, hệ thống căngtin, cho thuê mặt bằng, khám dịch vụ, điều trị dịch vụ...
Tại TPHCM, chỉ cần lướt qua các BV như Nhi Đồng 1, 2, Từ Dũ, Chợ Rẫy, Tai mũi họng, Chấn thương chỉnh h́nh, Gia Định, B́nh Dân, Ung bướu... sẽ dễ dàng nhận ra rằng các nhà thuốc ở trong mỗi BV đều sống khỏe với một lượng khách hàng được “bao cấp” khổng lồ. Chưa chắc thuốc trong BV đă rẻ hơn so với thị trường bên ngoài.
Bao giờ thoát cảnh 2-3 bệnh nhân/giường?
Nhà thuốc bệnh viện luôn đông khách (ảnh chụp tại bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM)
Tại BV Chợ Rẫy, mỗi ngày BV tiếp nhận trên 4.000 lượt bệnh nhân đến khám ngoại trú và 2.600 nội trú. Các nhà thuốc trong BV luôn bị “quá tải” bởi lượng khách hàng mua thuốc. Tại mỗi BV đều có từ 2-3 nhà thuốc để phục vụ người bệnh. Mỗi ngày, các BV này tiếp nhận 5.000 - 7.000 lượt bệnh là trẻ em đến khám, phần lớn người bệnh đến khám dịch vụ đều bỏ tiền ra mua thuốc tại nhà thuốc của BV. Thậm chí, nhiều BV đă có chủ trương chỉ chấp nhận bệnh nhân mua thuốc tại nhà thuốc của BV.
Thử làm phép tính so sánh, giá thuốc BV tương đương với các nhà thuốc bên ngoài, không phải thuê mặt bằng, điện nước được bao cấp, dược sĩ không phải thuê, không phải khấu hao kho chứa, dụng cụ, lượng khách hàng đông đảo, ổn định... Chắc chắn mỗi tháng, số lăi ṛng mà các nhà thuốc thu được cực lớn.
Đó là chưa kể các băi giữ xe tại các BV này, tại BV Nhi Đồng 2, giá giữ xe là 3.000 đồng/lượt trong khuôn viên 2 tầng có sức chứa 1.000 – 3.000 chiếc luôn chật kín xe ra vào liên tục. Không chỉ BV Nhi Đồng 2, tại nhiều BV khác như Chợ Rẫy, Nhi Đồng 1, Gia Định việc kiếm bộn tiền từ băi giữ xe cũng không hề thua kém. Thậm chí nhiều BV lấn cả vỉa hè để giữ xe và cũng chẳng sợ ai với lư do: Giúp người bệnh(?!).
Một khoản thu khác cũng khổng lồ không kém đó là việc cho thuê mặt bằng xung quanh các BV để bán thuốc, mắt kính và căngtin trong BV. Tại BV Từ Dũ, mỗi ngày, căngtin của BV phục vụ cho từ 1.000 – 1.500 lượt người bệnh, người nhà. BV Nhi Đồng 2 với 3 căngtin phục vụ lúc nào cũng đông chật khách. Ngoài ra, nhiều căngtin có tiếng đông khách khác tại TPHCM không “thua chị kém em” đó là 115, Nguyễn Tri Phương...
... và khám dịch vụ, giường dịch vụ
Căn bệnh quá tải của các BV tại TPHCM đă trở thành mạn tính kéo dài chưa t́m ra được thuốc chữa. Chính v́ sự quá tải khiến việc nằm chồng 2-3 bệnh nhân/giường là chuyện trở nên thường t́nh. Việc quá tải ở phương diện khám và điều trị đă khiến người bệnh “nhắm mắt nhịn ăn” để chuyển qua dịch vụ. Trong khi giá khám thông thường mà Bộ Y tế quy định trước đây từ 2.000 – 3.000 đồng/lần khám th́ khám dịch vụ đă gấp 10 – 20 lần.
Thay v́ sự chênh lệch sẽ được bù trừ cho các BS khám công th́ khi tính giá viện phí mới chẳng thấy BV công nào kể đến khoản lợi nhuận từ việc khám dịch vụ mà chỉ ta thán... lỗ. Nghịch lư ở chỗ, nhiều BV lấy kinh phí đầu tư của Nhà nước để xây khu vực khám dịch vụ khang trang, máy móc hiện đại và sau đó thu tiền theo mức giá không khác ǵ BV tư. Việc đầu tư mới đáng ra tất cả người bệnh được hưởng th́ ở đây chỉ phục vụ cho một đối tượng... dịch vụ.
Bên cạnh việc thu lợi từ pḥng dịch vụ th́ một khoản thu khác mà cơ quan quản lư quỹ BHYT cũng đau đầu không kém đó chính là: Tại nhiều BV quá tải, bệnh nhân phải nằm ghép 2-3 người/giường nhưng khi làm giấy tờ thanh toán, BV vẫn đề nghị thanh toán mỗi người một giường... đó là chưa kể việc lạm dụng xét nghiệm tràn lan tại các BV mà dư luận đang phản ánh gần đây.
BS Lưu Thị Thanh Huyền - Trưởng pḥng Giám định BHYT thuộc BHXH TPHCM cho rằng, cần xác định chức năng nhiệm vụ của BV công cho rơ ràng để không lẫn lộn giữa BV công và BV tư. BV công khi đă điều chỉnh viện phí và được nhà nước hỗ trợ kinh phí th́ không thể tổ chức khám và điều trị thu theo mức dịch vụ giống BV tư được.
Theo Vơ Tuấn
(Lao Động)