Nước Anh có một quá khứ khá dài và có nhiều biến động, là một quốc gia bị xâm lược nhiều lần và cũng là quốc gia xâm lược những quốc gia khác, từng đặt ách thống trị nửa hành t́nh này. Xuyên suốt quá tŕnh lịch sử, có rất nhiều truyền thống và lễ hội lạ ḱ đă được h́nh thành.
Sau đây là một 10 phong tục ḱ lạ nhất của đất nước này.
10. Cuộc thi “mặt méo, mặt xấu, mặt ḱ cục”
Lễ hội Egremont Crab - một trong những sự kiện lạ nhất của nước Anh bắt đầu diễn ra vào thế kỉ thứ 13 khi lănh chúa Manor ra lệnh phát những quả táo dại cho nhân dân.
Cho đến ngày nay, lễ hội này gồm những đoàn diễu hành xe chở táo sẽ ném những quả táo vào đám đông. Có rất nhiều những sự kiện truyền thống khác diễn ra trong lễ hội này như leo cột mỡ, thi hút tẩu, thi đấu vật, biểu diễn tài năng. Tuy nhiên phần hấp dẫn nhất và lạ nhất mà mọi người chú ư đến đó là cuộc thi “mặt xấu, mặt méo mó, mặt ḱ cục” hay c̣n gọi là Gurning.
Gurning là một kĩ năng tạo kiểu mặt như cao su là một điều ḱ lạ và chỉ có ở nước Anh. Những thí sinh của cuộc thi tṛng đầu qua một cái ṿng cổ ngựa và họ cố gắng tạo ra những khuôn mặt xấu nhất, ḱ cục nhất, méo nhất. Có rất nhiều kĩ năng được dùng tới nhưng có lẽ việc uống nhiều bia là cách tốt nhất. những người chiến thắng sẽ được tuyên dương và được đăng trên bản tin quốc gia.
Nếu bạn tới thăm vùng Lake District vào tháng 9, bạn sẽ có dịp được tham gia vào lễ hội Egremont Crab Fair và có cơ hội chiêm ngưỡng những khuôn mặt méo nhất, xấu nhất và ḱ cục nhất.
9. Lễ hội lăn pho mát
Là một sự kiện hàng năm được tổ chức vào ḱ nghỉ Spring Bạnk (1/5 hoặc 2/5) ở khu vực đồi Cooper gần Gloucester thuộc vùng Cotswolds nước Anh. Đó là một lễ hội truyền thống của những người dân tại một làng địa phương Brockworth nhưng cho đến ngày nay, lễ hội này đă được mọi người trên thế giới tham gia.
Sự kiện này lấy tên từ ngọn đồi nơi diễn ra. Năm 2010 sự kiện này đă bị hoăn lại v́ những lo ngại an toàn thương vong của số lượng người tham gia sự kiện nhưng hy vọng rằng cuối kỳ nghỉ Spring Bạnk năm 2011 này lễ hội lăn theo pho mát sẽ được tổ chức lại. Do độ dốc và bề mặt gồ ghề của đồi Cooper nên có rất nhiều thương vong từ bong gân, găy xương cho đến các chấn động.
Theo quy định của sự kiện này, có khoảng 20 quư ông đuổi theo một chiếc pho mát bằng cách lăn xuống vách núi hoặc nhào lộn cho đến khi nhặt được miếng phó mát. Người nhặt được miếng phó mát nhanh nhất sẽ được tặng quà của người tổ chức.
8. Khiêu vũ quang cây nêu ngày 1/5
Đây là loại h́nh khiêu vũ dân gian có nguồn gốc từ những nước Tây Âu như Anh, Thụy Điển, Galicia, Đức,... với hai truyền thống riêng biệt. Ở loại h́nh phổ biến nhất, những vũ công sẽ nhảy ṿng tṛn quanh một cây sào cao được trang trí bằng hoa, được sơn sọc, cờ và các biểu tượng khác. Trong hướng thứ hai, các vũ công múa thành ṿng tṛn mỗi người câm một dải ruy băng được nối với một cột nhỏ hơn.
7. Lễ hội “Pearly Kings & Queens” (Lễ hội những người hành khất)
Lễ hội “Pearly Kings & Queens (Lễ hội những người hành khất) là sự kiện truyền thống từ thiện được tổ chức do văn hóa tầng lớp công nhân ở Luân Đôn nước Anh. Đây là một trong những lễ hội được bắt đầu từ thế kỉ 19, những người tham gia vào lễ hội này buộc phải những bộ quần áo được đính các hạt cườm. Lễ hội này bắt nguồn từ một nhân vật có tên Henry Croft, một đứa trẻ hành khất đường phố. Vào năm 1911 một tổ chức hành khất được tổ chức tại Finchley Bắc Luân Đôn.
6. Lễ hội “Guy Fawkes Night”
Guy Fawkes Night (hay c̣n gọi là đêm lửa trại) được tổ chức vào 5/10 ở nước Anh và một số nơi khác của khối thịnh vượng chung, là một lễ kỉ niệm khá ḱ bí, Trong suốt buổi lễ, người ta sẽ đốt cháy h́nh nộm Fawkes và kèm với việc bán pháo hoa. Từ “guy” có nghĩa là đàn ông có nguồn gốc từ tên này.
Guy Fawkes (13/4/ 1570 – 31/1/ 1606), c̣n được biết đến với cái tên Guido Fawkes được sử dụng trong cuộc chiến cho Tây Ban Nha ở Low Countries của một nhóm những người cải cách Công giáo đến từ nước Anh. Guy Fawkes là người lên kế hoạch cho âm mưu “thuốc súng” (Gun Powder) vào năm 1605. Mục tiêu của họ là lật đổ sự thống trị của Đạo Tin Lành bằng cách cho nổ tung Nhà Quốc Hội trong khi vua James I và toàn bộ những tín đồ Tin Lành và thậm chí những tín đồ Công giáo, quư tộc và hoàng gia ở trong đó. Những người tiến hành âm mưu này nhận thấy đấy là phản ứng cần thiết với thái độ phân biệt đối xử đối với các tín đồ công giáo của nước Anh.
Âm mưu Gunpowder được Robert Catesby lănh đạo nhưng Fawkes bị xử tử h́nh. Ông bị bắt trước vụ nổ được dự kiến vài giờ. Đây được xem là một lễ hội tổ chức kỉ niệm thất bại vụ làm nổ nhà Quốc Hội ở Westminster.
5. Lễ hội Mũ Hoàng gia Oanh tạc
Đây là một lễ hội được diễn ra tại trường đua ngựa nổi tiếng của nước Anh ở thị trấn nhỏ Ascot, Berkshire. Đó là một trong những trường đua hàng đầu ở Anh quốc. Trường đua này được kết hợp chặt chẽ với Hoàng gia Anh, cách Windsor Castle gần 6 dặm do hoàng gia sở hữu. Tại đây các quư bà sẽ phô diễn các kiểu mũ vương giả quyền quư. Không chỉ dừng lại ở việc che năng mũ hoàng gia c̣n phô diễn mức độ quư phái của các quư bà.
4. Bog Snorkeling (Ngầm trong đầm lầy)
Đây là cuộc thi bơi dưới mương bằng ống thở. Nó được tổ chức hàng năm nhằm quyên tiền cho các quỹ từ thiện.
3. Ngày Straw Bear (Strawboer)
Là một ngày lễ truyền thống của nước Anh được tổ chức vào ngày 7/1 hàng năm tại vùng Fenland nhỏ bé ở các khu vực biên giới Huntingdonshire và Cambridgeshire, gồm Ramsey Mereside. Bắt đầu của nông nghiệp nước Anh, một người đàn ông hay một cậu bé mặc rơm từ đầu tới chân. Anh ta đi từ nhà này sang nhà khác khiêu vũ, và người ta sẽ cho anh ta tiền, thức ăn hoặc bia.
2. Lễ hội “vô địch đào giun”
Hàng năm, các cuộc thi kiểu này sẽ được tổ chức vào 5/6 tại làng Willaston, gần Nantwich, Cheshire nước Anh. Người tham gia cuộc thi này sẽ dùng mọi cách để thu hút sự chú ư của các con giun dưới ḷng đất có thể bằng nhạc nhưng không được sử dụng các chất kích thích và ở cuộc thi này người ta xem nước cùng là một chất kích thích.
1. Khiêu vũ Morris
Diễn ra vào ngày 1/5 hoặc thứ 2 đầu tiên của tháng 5, khiêu vũ Morris là một loại h́nh khiêu vũ dân gian của nước Anh, dựa vào nhịp điệu và gồm một nhóm các vũ công mang theo các dụng cụ có thể là kiếm, gậy hoặc khăn.
Lê Thúy
theo nguoiduatin