Luật biểu t́nh: Lợi ích công cộng và quyền công dân hay một hài kịch mới? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 10-04-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 144,030
Thanks: 11
Thanked 13,506 Times in 10,791 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 43 Post(s)
Rep Power: 180
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Luật biểu t́nh: Lợi ích công cộng và quyền công dân hay một hài kịch mới?

Người Việt đang có nhiều ư kiến xung quanh dự luật biểu t́nh đă được tŕnh bày trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong ngày 28/9/2011.


H́nh ảnh công an Việt Nam trấn áp người biểu t́nh
gây sôi động dư luận, Hà Nội ngày 17/7/2011

Có ư kiến cho rằng, chẳng “fair play” tư nào khi đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị cho Bộ Công an soạn thảo luật, một việc trái với thông lệ ở Việt Nam, thường do các Bộ hay Ngành đề xuất.

Thực ra, ư kiến nêu trên có lẽ xuất phát từ, thứ nhất - do định kiến về bộ máy đán áp biểu t́nh lại chấp bút viết dự luật biểu t́nh, thứ hai - chưa lĩnh hội đầy đủ về tiến tŕnh làm luật.

Ở các quốc gia khác, không những thủ tướng, các Bộ, các Ngành, mà bất kỳ dân biểu nào của quốc hội cũng có quyền đưa ra sáng kiến về một dự luật. Có rất nhiều bộ luật ra đời mang chính tên người có sáng kiến.

C̣n ở Việt Nam, Điều 87 của Hiến pháp cũng cho phép nhiều chủ thể có thể tŕnh quốc hội dự luật.

Thông thường, uỷ ban pháp luật của quốc hội tiếp nhận dự thảo, lập nhóm chuyên trách, tham khảo ư kiến của các cơ quan xă hội, báo chí, thậm chí tiến hành thăm ḍ dư luận, sau đó điều chỉnh, hoàn thiện, rồi mới tŕnh quốc hội.

Cho nên, quan trọng không phải ai là người đề xuất dự luật, mà là nội dung và tính thực thi của nó.

Thụ động và bị động

11 chủ nhật liên tiếp, bắt đầu từ ngày 5/6/2011 đến ngày 21/8/2011 dân chúng đă xuống đường biểu t́nh tại Hà Nội và Sài G̣n, thể hiện ḷng yêu nước, phản đối sự xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc trên lănh hải Việt Nam. Sự kiện không tiền lệ này đă đặt nhà nước Việt Nam vào thế lúng túng, thụ động và bị động.

Lúng túng, thụ động và bị động, v́ phía chính quyền không thể phủ nhận quyền được biểu t́nh của dân chúng do Hiến pháp quy định. Mặt khác nhà nước chưa có luật biểu t́nh nên người tham gia bám lấy nó như một thứ vũ khí bảo vệ trước bạo lực trấn áp của công an.

Những người am hiểu pháp luật c̣n phản đối Nghị định 38/2005/CP của Chính phủ về tụ tập đông người mà an ninh lấy nó làm cơ sở để bắt bớ, ngăn chặn. Thực chất, Nghị định này mang tính quy phạm hành chính, nhưng lại vi hiến.

Lúng túng, thụ động và bị động, v́ phía chính quyền cũng muốn chứng tỏ bộ máy nhà nước “pháp quyền xă hội chủ nghĩa” có đủ mũ, măo, xiêm áo và pháp đ́nh cho một vị Bao công. Nhưng trong thực tế th́ pháp đ́nh là sân khấu, c̣n Bao công là con rối do các nhà lănh đạo chóp bu của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) điều khiển theo ư đồ của ḿnh khi thấy đặc quyền và đặc lợi có nguy cơ bị đe doạ từ các cuộc xuống đường.

Song song, không một nhà nước nào từ cổ tới kim lại cấm đoán nhân dân thể hiện ḷng yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm.

Lùng bùng trong đống nghịch lư hỗn mang đó, lực lượng an ninh, trật tự lúc th́ đàn áp thô bạo; lúc th́ cho cảm tưởng như bật đèn xanh; lúc th́ đại biểu quốc hội và giám đốc công an thành phố Hà Nội tuyên bố biểu t́nh là thể hiện ḷng yêu nước và nới lỏng; nhưng rồi cuối cùng th́ quy chụp tội gây rối trật tự, chống phá nhà nước và cấm luôn bằng một văn bản khác thường, không mang tính cưỡng chế pháp lư v́ không có người kư, của một thành phố Hà Nội, nhưng chủ trương lại xuyên suốt toàn quốc, thấy rơ qua hành động sách nhiễu, kiểm soát chặt chẽ của công an ở khắp nơi và cách phổ biến trên các cơ quan truyền thông chính thống.

Ma giáo trên sân chơi

Xem xét các điều của Hiến pháp Việt Nam, bộ luật khung cao nhất, chúng ta thấy nhiều điều được kết thúc tuỳ tiện bằng cái đuôi “theo quy định của pháp luật”. Ví dụ, được biểu t́nh, được lập hội, được thế này, thế kia... nhưng chốt lại “theo quy định của pháp luật”!

Cái đuôi kết thúc này thực chất là tṛ ma giáo của nhà cầm quyền.

Cố ư tạo khe hở để từ đó ban hành các bộ luật, nghị định, nghị quyết, v.v... ĐCSVN chủ trương hạn chế các quyền của công dân được Hiến pháp bảo hộ, hơn là tôn trọng Hiến pháp, cụ thể hoá các điều của Hiến pháp, hay định chế hoá trong sáng các sinh hoạt b́nh thường của xă hội.

Hơn thế, trong Hiến pháp của CHXHCN Việt Nam, Điều 4 quy định quyền lănh đạo tuyệt đối của ĐCSVN, nên lănh đạo ĐCSVN khi cần có thể đứng trên cả Hiến pháp. Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đă từng nói bỏ Điều 4 đi là tự sát. Đây chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến xung đột trong xử lư trên b́nh diện pháp lư.

Trên một sân chơi mà ĐCSVN nắm hết các vai tṛ, vừa là ông bầu, vừa là cầu thủ, vừa cầm c̣i trọng tài, th́ cái câu “có một rừng luật nhưng xử theo luật rừng” không có ǵ lạ!

Luật biểu t́nh sắp tới, tôi cho rằng không nằm ngoài kiểu chơi ma giáo, bất b́nh đẳng, lấy thịt đè người này.

V́ sẵn sàng chuẩn thuận mọi đề án của ĐCSVN, Quốc hội sẽ cố gắng phết màu mè sặc sỡ cho việc xây dựng Luật biểu t́nh, nhưng cũng như những luật khác, nó chỉ là công cụ đối phó mới, giúp nhà cầm quyền ngặn chặn tối đa khả năng tụ họp, tuần hành, biểu t́nh của nhân dân.

Lẽ ra các nhà lập pháp trước hết phải nhắm vào mục đích vừa bảo vệ kỷ cương phép nước, nhưng cũng vừa bảo vệ cả quyyền lợi của công dân được ghi trong hiến pháp. Đằng này đang trong tiến tŕnh dự thảo, Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật Quốc hội Phan Trung Lư đă cho biết luật biểu t́nh sẽ “gây khó khăn cho công tác quản lư xă hội” và “tạo điều kiện xấu cho các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng chống phá chế độ”!

Với định kiến, bi quan và ngây ngô như thế th́ làm sao có thể cho ra bộ luật khách quan và có thiện chí với nhân dân?

Trong cuộc nói chuyện với RFA hôm 30/9/2011, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Sài G̣n nói: “Tôi nghĩ động cơ là phải xuất phát thực t́nh là thực hiện cái quyền dân chủ, v́ dân, trong đó có quyền biểu t́nh. Chứ nếu xuất phát từ việc thấy biểu t́nh rồi sợ thế này thế kia rồi ra luật để hạn chế th́ tôi cho là không nên. Đó không phải là thực tâm để thực hiện quyền dân chủ của người dân”.

Thử nh́n sang nước khác

Để có cơ sở so sánh luật biểu t́nh tương lai của CHXHCN Việt Nam, chúng ta có thể tham khảo một số tư liệu về luật biểu t́nh của các nước khác.

Nói chung, không một nhà nước nào, độc tài hay dân chủ đều giống nhau, mà lại thích thú dân chúng biểu t́nh. Các cuộc biểu t́nh đôi khi có thể làm tê liệt hoạt động đời sống, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và trật tự an ninh xă hội.

Nước Pháp đi đầu với ngọn cờ nhân quyền, nhưng cũng nổi tiếng quán quân ở Âu châu về số lượng biểu t́nh. Nhưng v́ hiến pháp bảo đảm quyền phản đối, hay ủng hộ chính sách của người điều hành đất nước do dân chúng bầu chọn, nên muốn hay không muốn nhà nước cũng phải chấp nhận. Luật biểu t́nh trong các nước dân chủ v́ thế dung hoà quyền và lợi chung của cả hai phía.

Trong các nước có chế độ độc đài, biểu t́nh đ̣i tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh, thậm chí chỉ thể hiện ḷng yêu nước như ở Việt Nam, bị xem là chống đối nhà nước. V́ thế dân chúng xuống đường tranh đấu mà không cần xin phép, bất chấp sự đàn áp, đôi khi đẫm máu, bởi v́ có xin phép cũng không nhận được chấp thuận.

Cũng cần tách biệt tuyệt đối giữa biểu t́nh ôn hoà và gây rối trật tự công cộng. Có bài viết trên báo Quân đội Nhân Dân gần đây so sánh các cuộc biểu t́nh yêu nước ôn hoà tại Việt Nam với cuộc bạo loạn ở Anh quốc hồi tháng 8/2011 để biện minh cho sự đàn áp của công an Việt Nam. Đây là sự so sánh tầm bậy, nếu không nói là ngu xuẩn.

Tự do tư tưởng và chính kiến, tự do chỉ trích, hoặc ủng hộ chính quyền không đồng nghĩa với việc tự do khiêu khích, phá hoại tài sản của cá nhân hay công cộng, gây tổn thương đến thân thể, tính mạng của người khác. Ở bất cứ đâu, các hành động tội phạm như thế đều không thể dung thứ.

Người Ba Lan đă xuống đường biểu t́nh liên tục nhiều năm để tranh đấu với chế độ cộng sản. Chỉ riêng trong giai đoạn một tháng sau thiết quân luật (ngày 13/12/1981), đă có gần 10 ngàn người bị tù giam. Nếu không chấp nhận hy sinh, tổn thất, chờ xin phép chế độ cho biểu t́nh, liệu nhân dân Ba Lan có cuộc sống tự do, dân chủ hôm nay?

Nhưng sau khi giành được dân chủ vào cuối năm 1989, ngày 5/7/1990, quốc hội dân chủ đầu tiên của Ba Lan đă ban hành ngay luật biểu t́nh, liên tục sửa đổi, bổ sung và đến nay vẫn có một số vần đề cần phải hợp lư hoá với tiêu chuẩn của Liên minh Âu châu mà Ba Lan là thành viên từ năm 2005. V́ thế tôi nghĩ luật biểu t́nh của Ba Lan có thể là một trong những tài liệu tốt để tham khảo.

Mỗi nước có một hoàn cảnh, đặc điểm riêng, nhưng dường như một số khái niệm chung về tụ họp đông người tương đối giống nhau. Tranh căi nhiều nhất trong khuôn khổ đánh giá mức tiến bộ của một luật biểu t́nh là phần thủ tục xin phép chính quyền và thời hạn giải quyết. Tôi tóm lược một số ư chính của luật biểu t́nh Ba Lan.

- Mọi người đều có quyền tự do tụ họp ḥa b́nh. Tụ họp đông người là một tập hợp của ít nhất 15 người trở lên, với mục đích thảo luận hoặc thể hiện quan điểm.

- Quyền tổ chức tụ họp đông người áp dụng cho những người có đầy đủ năng lực pháp luật, các pháp nhân, tổ chức và các nhóm dân chúng, loại trừ việc tham gia đối với những người mang theo vũ khí, chất nổ hoặc các công cụ nguy hiểm khác.

- Luật biểu t́nh không áp dụng cho các cuộc tụ họp được tổ chức bởi các cơ quan của chính phủ hay chính quyền địa phương, hoặc trong khuôn khổ hoạt động tín ngưỡng của các giáo hội, hiệp hội tôn giáo.

- Người tổ chức có thể là người lănh đạo, chỉ đạo (vận động, kiểm soát và kết thúc tiến tŕnh) chịu trách nhiệm trước pháp luật về diễn biến của cuộc tụ họp.

- Người tổ chức phải thông báo cho chính quyền địa phương nơi diễn ra cuộc tụ họp không chậm quá 3 ngày, và sớm nhất 30 ngày, trước thời gian có cuộc tụ họp dự kiến.

- Sau khi xem xét thông báo, chính quyền địa phương sẽ ra quyết định cấm tổ chức. Trong trường hợp cấm, phải có văn bản chuyển giao cho người tổ chức trong ṿng 3 ngày kể từ ngày nộp thông báo, nhưng không chậm hơn 24 giờ trước khi bắt đầu ​​cuộc tụ họp dự kiến. Chính quyền không ra quyết định cấm, hoặc không trả lời mặc nhiên được xem như đồng ư.

- Người tổ chức có thể khiếu nại quyết định cấm của chính quyền theo luật định lên toà án, nhưng sự khiếu nại không đồng nhất với việc đ́nh chỉ thi hành quyết định cấm. Trong trường hợp tụ họp không thông báo, những người vi phạm sẽ bị phạt giam giữ tới 14 ngày, hoặc bị phạt tiền.

Thoạt quan sát chúng ta thấy luật biểu t́nh của Ba Lan có vẻ tạm ổn, chấp nhận được. Nhưng không hẳn trơn tru. Trong quá tŕnh thực hiện, vẫn c̣n một số điểm chưa đáp ứng tinh thần của Hiến pháp.

Ngày 10/11/2004, tiếp nhận khiếu nại của tổ chức phi chính phủ “Ulica” (Đường Phố), Tổng thống Ba Lan đă kháng nghị lên Toà Hiến pháp xem xét điều khoản cấm những người tham dự mà phía chính quyền không có khả năng nhận dạng (ví dụ bị che kín mặt).

Toà Hiến pháp Ba Lan đă phán quyết rằng, Hiến pháp không yêu cầu tiết lộ nhân dạng đối tượng tham gia, và sự mơ hồ, chung chung trong cách gọi “người có đầy đủ năng lực pháp luật” có thể dẫn tới hạn chế tự do tham gia tụ họp, vi phạm nguyên tắc tương xứng trong việc hạn chế quyền và tự do hiến định. Ṭa án cũng cho rằng luật biểu t́nh buộc người tổ chức phải chịu trách nhiệm chung về sự thiệt hại gây ra bởi thủ phạm trực tiếp, có thể dẫn đến vi phạm hiến pháp về tự do tụ họp.

Trong năm 2007, Ṭa án Nhân quyền Châu Âu xử thắng cho hai công dân Ba Lan trong vụ kiện nhà nước Ba Lan chậm trễ tiến tŕnh xét xử khiếu kiện và Toà án Nhân quyền buộc Ba Lan phải thay đổi luật biểu t́nh.

Trên cơ sở đó, tổ chức Nhân quyền Helsinki đă viết thư thúc dục Thủ tướng Chính phủ và các nhà lập pháp Ba Lan nhanh chóng sửa đổi luật biểu t́nh, v́ nh́n thấy vấn đề nghiêm trọng nhất liên quan đến hoạt động của tự do tụ họp là chiều dài của thời hạn từ lúc nộp kháng nghị quyết định cấm tới lúc được giải quyết.

Kết luận

Việt Nam đang ở vào thời buổi mà chỉ có hai người phụ nữ, xin nhấn mạnh: chỉ hai người phụ nữ thôi, đi dạo trên bờ Hồ Hoàn Kiếm, mỗi người cầm một bên lá cờ Việt Nam, xin nhấn mạnh lần nữa: cờ Việt Nam, giăng ra để chụp ảnh, mà ngay lập tức nhiều công an ch́m nổi xúm lại, to tiếng có, nhẹ nhàng có, ra sức khuyên cất lá cờ đi, khuyên đi về... – th́ xin hỏi, luật biểu t́nh ra đời liệu có tác dụng tích cực ǵ không?

Chuẩn mực xă hội Việt Nam đang bị nhũng loạn ghê gớm, thậm chí chính quyền c̣n thúc đẩy hành vi tội phạm. Bà Phó chánh án tỉnh B́nh Phước đánh ghen chồng, đập vỏ chai vào đầu người khác, không những không bị xử phạt mà c̣n được thăng chức lên Phó giám đốc sở Tư pháp, là một trong nhiều ví dụ.

Đă gần một năm đă trôi qua, gia đ́nh khiếu nại, báo chí truyền thông và các tổ chức quốc tế đ̣i hỏi, mà chính quyền Việt Nam vẫn làm ngơ về sự bặt âm vô tín khó hiểu của blogger Nguyễn Văn Hải (tức Điều Cày ) kể từ khi anh măn hạn tù vào ngày 19/10/2010.

Quyền lực trong tay, thậm chí nếu muốn, nhà cầm quyền có thể t́m ra một lần nữa tội “trốn thuế” để đưa ra toà xét xử! Vậy th́ tại sao không thể cho công luận biết về t́nh trạng pháp lư và sức khoẻ của anh Điều Cày? Có ǵ hắc ám đằng sau sự việc?

Chỉ từ một ít sự kiện nói trên, chúng ta đă thấy công lư, b́nh đẳng trước pháp luật chẳng có giá trị nào trong hệ thống chính trị hiện nay của CHXHCN Việt Nam.

Nói theo ngôn ngữ dân gian, luật biểu t́nh biểu tiếc, họp hiếc, bàn biếc làm chi cho mất thời gian, chỉ tốn thêm tiền dân nước mà thôi!

Mặt nạ che giấu đạo đức giả, dối trá của nhà cầm quyền đă quá dày, có độn thêm một lớp “luật biểu t́nh” nữa cũng không ư nghĩa!

Rồi chúng ta sẽ thấy, “luật biểu t́nh” rốt cuộc chỉ là thêm một hài kịch mới!

Nguồn:Lê Diễn Đức/ Blog RFA
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	18332881.jpg
Views:	18
Size:	25.7 KB
ID:	321939
Old 10-04-2011   #2
yukon 1
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Aug 2011
Posts: 879
Thanks: 5
Thanked 13 Times in 9 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 6 Post(s)
Rep Power: 14
yukon 1 Reputation Uy Tín Level 4yukon 1 Reputation Uy Tín Level 4yukon 1 Reputation Uy Tín Level 4yukon 1 Reputation Uy Tín Level 4yukon 1 Reputation Uy Tín Level 4yukon 1 Reputation Uy Tín Level 4yukon 1 Reputation Uy Tín Level 4yukon 1 Reputation Uy Tín Level 4yukon 1 Reputation Uy Tín Level 4yukon 1 Reputation Uy Tín Level 4yukon 1 Reputation Uy Tín Level 4yukon 1 Reputation Uy Tín Level 4yukon 1 Reputation Uy Tín Level 4yukon 1 Reputation Uy Tín Level 4yukon 1 Reputation Uy Tín Level 4
Default

Sống trong đất nước dưới sự cai trị cuả cọng sản th́ làm ǵ có chyện công lư hay nhân quyền cho dù tụi nó có đặt điều luật ǵ đi nưả th́ cũng là những luật chỉ để bảo vệ cho giai cấp lănh đạo và cán bộ đản viên mà thôi chứ đâu có luật bảo vệ quyền lợi cho người dân đâu , cho nên các anh cứ ngồi đó bàn tán , hay phản đối bằng cái miệng cuả mấy anh th́ cho dù thêm 40 năm nưă cũng vẫn như ngày hôm nay mà thôi . c̣n nếu mà anh cảm thấy như vậy là không khá cho bản thân và con em cuả các anh sau này th́ các anh cần phải đứng lên kêu gọi hay làm những ǵ đó để làm thay đổi đi sự cai tri cuả csvn th́ lúc đó anh mới có tư cách nói chuyện về nhân quyền hay tự do biểu t́nh ...vvv
yukon 1_is_offline  
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC8

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 12:04.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07099 seconds with 12 queries