Hàng chục vụ tai nạn do người tham gia giao thông đâm vào cột biển báo phân làn đường, trong đó có những vụ gây thương tích nghiêm trọng. Tuy nhiên, lănh đạo của Sở GTVT Hà Nội cho rằng: "Người dân phải xem xét lại ḿnh!?".

Biển báo phân làn đường bị đâm găy. (Ảnh: Bưu Điện VN)
Vậy là qua ba lần thử nghiệm phân làn giao thông, nay (lần thứ tư) Hà Nội đă thực hiện chính thức việc này. Việc phân làn lần chính thức này được Sở GTVT bắt đầu ngày 20-9 trên các tuyến Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt, Giải Phóng, phố Huế - Hàng Bài và Bà Triệu.
Theo đánh giá của đại diện Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tại cuộc giao ban báo chí thường kỳ của Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội ngày 11-10-2011, là "đă có sự chuyển biến tích cực". Tuy nhiên, chỉ rơ sự chuyển biến tích cực ra sao có lẽ hơi khó để cơ quan này... định lượng.
Trong khi sự tích cực của việc phân làn c̣n là sự đánh giá chung chung (v́ cũng chẳng có tiêu chí để định lượng) th́ những định lượng về tiêu cực không khó để kể ra. Chương tŕnh thời sự tối 11-10 của Truyền h́nh Việt Nam đưa tin, chỉ trong chưa đầy 1 tháng phân làn mà riêng tuyến phố Xă Đàn đă có 40 vụ tai nạn liên quan đến phân làn, trong đó có vụ trọng thương.
C̣n thống kê của Sở GTVT Hà Nội, chỉ mới hơn 20 ngày thực hiện việc phân làn đường, các phương tiện giao thông đă va quệt làm xoay lệch 40 biển; làm hư hỏng phải thay thế 23 cột; làm nghiêng đổ, găy phải trồng lại 138 cột biển báo.
Giải thích về lư do những vụ tai nạn do người tham gia giao thông đâm vào cột biển báo phân làn, tại cuộc họp giao ban trên ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho hay: "Cách đặt biển báo phân làn như hiện nay đă là tối ưu cho người tham gia giao thông. C̣n để đâm vào dải phân cách, cột đèn tín hiệu th́ bản thân người tham gia giao thông phải xem xét lại ḿnh"!!!
Vậy vị lănh đạo Sở này ư muốn nói rằng tai nạn là tại dân hay sao? Mà cũng chính vị Lănh đạo này cho biết trong buổi họp là: Ư thức tham gia giao thông của người dân c̣n kém!
Có thật là ư thức người dân kém như vị lănh đạo sở này nói hay không? Điều này có lẽ cũng chỉ đúng một phần. Ai đă từng đi trên các tuyến đường liên tỉnh như: Đường 5 (Hà Nội - Hải Pḥng), Đường 1 (mới)... th́ thấy rằng những tuyến đường này có cần "ép" phân làn đâu, có cần người đứng hướng dẫn đâu mà người tham gia giao thông vẫn tuân thủ theo làn đường được quy định?
Hay ư thức người tham gia giao thông ở nội đô các thành phố lớn kém hơn? Không cần trả lời các câu hỏi, chúng ta cũng có thể thấy việc phân làn giao thông không thể dựa trên ư chí chủ quan của người quản lư mà phần quan trọng là ở hạ tầng giao thông và cách tổ chức giao thông.
Tuyến phố của nội đô Hà Nội- cụ thể là các tuyến bắt đầu phân làn kể trên c̣n hẹp, mật độ phương tiện quá lớn, đường giao cắt quá dày... th́ thật khó để phân tách phương tiện. C̣n về tổ chức giao thông, chỉ đơn cử như xe buưt (đă được không ít người đặt biệt danh là "hung thần đường phố") được quy định đi phần đường phía trái nhưng các điểm đón trả khách ở bên phải đường, vậy là xe buưt di chuyển theo kiểu "xoắn quẩy" trên đường...
"Phát huy" kết quả phân làn chính thức trên, thông tin từ cuộc họp trên cho biết: Vào ngày 15-10, sẽ tiếp tục phân làn trên tuyến Nguyễn Trăi, Kim Mă - Voi Phục. Tới cuối năm, sẽ triển khai tiếp trên 8 tuyến.
Tổ chức lại giao thông để cải thiện thực trạng là yêu cầu bức thiết, xă hội mong đợi nhiều giải pháp từ cơ quan chức năng, đồng thời ủng hộ những giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên, những bất cập, phát sinh rất cần được cơ quan chức năng nh́n nhận và giải quyết rốt ráo.
Văn Bắc
HQ Online