Chịu trách nhiệm cho thực tế đáng buồn này đầu tiên phải nhắc đến chính sách quản lư và phát triển không hợp lư của Chính phủ dẫn đến việc nghành công nghiệp dầu mỏ hoạt động không hiệu quả. Ngoài ra, c̣n có một số nguyên nhân như các trang thiết bị, máy móc trong nghành công nghiệp “siêu lợi nhuận” ở Venezuela rất thiếu thốn, hạn chế, nhiều trang thiết bị lỗi thời dẫn đến t́nh trạng nhiều nhà máy phải đóng cửa.
|
Ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela đang lao dốc trong khi "láng giềng" Brazil đang đi lên. Ảnh: Gstatic. |
Theo dữ liệu của Ngân hàng trung ương nước này, năm 2009, nguồn thu từ dầu mỏ của Venezuala chỉ đạt mức 7,2 % GDP, thấp hơn so với các năm trước. Đến năm 2010, con số này tụt thê thảm xuống c̣n 2,2 %, mức thấp nhất trong ṿng 7 năm qua.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) phấn khởi tuyên bố các quốc gia Nam Mỹ hiện có trữ lượng dầu lớn hơn bất cứ một quốc gia nào khác, thậm chí là Saudi Arabia.
Tuy vẫn c̣n nhiều điều không chắc chắn trong tuyên bố của OPEC nhưng dẫu sao một điều có thể dám chắc là trữ lượng dầu mỏ ở Venezuela không hề nhỏ. Trong đó, dầu thô siêu nặng (EHCO) chiếm 1/3 trữ lượng dầu mỏ nước này. Tuy nhiên, vấn đề cho Caracas là việc triết xuất, tinh triết và vận chuyển EHCO khá khó khăn bởi chi phí cao.
“Bạn có thể đang sở hữu trữ lượng dầu vào loại lớn nhất trên thế giới nhưng nếu bạn không có vốn, công nghệ để khai thác chúng…chúng trở thành vô giá trị”, Jorge Piñon, cựu Chủ tịch Công ty dầu khí Amoco Mỹ La Tinh thừa nhận.
Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân yếu kém về chính sách, cơ chế quản lư và nền tảng cơ sở vật chất nghèo nàn trong lĩnh vực dầu mỏ, tỷ lệ lạm phát cao cũng là một nguyên nhân khiến Venezuela không thể phát huy được thế mạnh nghành dầu mỏ nước họ.
Theo ước tính của
Latin Business Chronicle cuối năm 2011, Venezuela sẽ gánh tỷ lệ lạm phát là 25,8 %, cao thứ 3 trên thế giới chỉ sau Argentina và Belarus. Trong khi đó, các khoản vay nợ nước ngoài khổng lồ của Chính phủ nước này nhằm phát triển nghành dầu mỏ lại không được sử dụng, đầu tư hợp lư và hiệu quả dẫn đến một tác động ngược.
Chẳng hạn, Venezuela vay Trung Quốc 32 tỷ USD để đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ nhưng hồi tháng 4 vừa qua, nhà phân tích Walter Molano đưa ra ước tính rằng, thỏa thuận với Trung Quốc khiến Venezuela mất đi “gần một nửa lợi nhuận thu được từ nghành công nghiệp dầu mỏ bởi phải trả lăi cho những khoản vay nợ nước ngoài”.
Tất những điều này khiến hi vọng về các khoản đầu tư đến từ các tập đoàn năng lượng hàng đầu thế giới của Caracas vào dự án Orinoco Belt trở nên mong manh hơn. Một thực tế đáng buồn là, các tập đoàn năng lượng trên thế giới do quan ngại về cơ sở hạ tầng tồi tàn (trong đó, cơ sở hạ tầng giao thông của Venezuela xếp thứ 128 trong bảng xếp hạng toàn cầu); các quy phạm pháp luật không nhất quán; sự bất ổn chính trị và cả chính sách thuế lợi tức không hợp lư mà Chính quyền Chavez đưa ra cách đây 6 tháng nên vẫn chưa mạnh dạn đầu tư vào “mỏ dầu” Venezuela.
“Điều kiện đầu tư chẳng có bất cứ tín hiệu tích cực nào”, một “ông trùm” trong lĩnh vực dầu mỏ phát biểu trên
Reuters.
Trong khi đó, có một điều chắc chắn rằng, Brazil hoàn toàn không phải môi trường kinh doanh lư tưởng do thuế cao, các thủ tục rườm rà, tham nhũng tràn lan và cơ sở hạ tầng yếu kém. Tuy nhiên, bất chấp tất cả, Brazil đang bắt đầu vươn ḿnh trỗi dậy bằng việc áp dụng các chính sách kinh tế thiết thực trong ṿng hai thập kỷ qua và kết quả là, ngày nay Brazil là điểm đầu tư hấp dẫn hơn Venezuela.
Cựu Tổng thống Brazil Lula da Silva nhận ra tiềm năng của trữ lượng dầu mỏ dồi dào dưới ḷng đất cũng như ngoài khơi Brazil và coi đây như là một món quà của thượng đế dành cho đất nước của ông. Và rơ ràng, nguồn năng lượng dự trữ của một quốc gia có thể được khai thác triệt để hay không phụ thuộc vào các chính trị gia, đặc biệt là Nguyên thủ quốc gia đó.
Trái với t́nh cảnh khó khăn của tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA th́ các tập đoàn dầu khí quốc gia Brazil lại đang “ăn nên làm ra”, liên tiếp gặt hái thành công và sẵn sàng đón nhận những thành công tiếp theo trong tương lai.
“Trong ṿng 10 năm tới, ngành công nghiệp khí đốt và dầu mỏ thế giới sẽ đầu tư khoảng 3.000 tỷ USD cho việc t́m kiếm và khai thác dầu mỏ và khoảng 1/3 số tiền đầu tư này sẽ chảy vào Brazil”, Kenneth Rapoza, một nhà báo kỳ cựu nhận định.
Điều này rơ ràng là một thách thức lớn và là một tín hiệu cảnh báo cho Chính phủ Venezuela phải nỗ lực t́m ra một giải pháp thỏa đáng để tăng cường tính cạnh tranh cho nghành công nghiệp dầu mỏ nước này nếu không muốn bị lép vế hay bị tụt lại quá xa so với “láng giềng” Brazil.
Chia sẻ qua:
Theo Đất Việt