Các cuộc không kích do máy bay không người lái Mỹ tiến hành ở miền nam Somali đă giết chết ít nhất 99 người chỉ trong một ngày và buộc hàng ngàn người khác phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán.
Theo
Press TV, quân đội Hoa Kỳ đă triển khai máy bay không người lái thực hiện các nhiệm vụ chống khủng bố ở thị trấn Kuda, nằm dọc bờ biển Kismayo, thành phố cảng quan trọng của Somali trên biển Ấn Độ Dương, nằm cách thủ đô Mogadishu 500km. Vụ tấn công diễn ra hôm thứ Bảy tuần trước làm 24 người thiệt mạng và một người khác bị thương.
Máy bay không người lái Mỹ bắn tên lửa vào mục tiêu dưới mặt đất.
Vụ tấn công tiếp theo được máy bay không người lái triển khai cùng ngày ở thành phố Bardera, nằm ở vùng Gedo, phía Nam Somali. Ít nhất 45 người được xác định thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương sau vụ không kích của quân đội Mỹ.
Trong khi đó, một vụ tấn công khác cũng do loại vũ khí này thực hiện ở thị trấn Burdhubo làm ít nhất 30 người thiệt mạng. Được biết, thị trấn Burdhubo cũng thuộc vùng Gedo. Nêu ra nhiều vụ tấn công với gần 100 người thiệt mạng nhưng
Press TV không một lần nhắc đến chi tiết những người bị chết là binh sĩ mà chỉ dùng từ “người” để nhắc đến những nạn nhân xấu số. Điều này cho thấy sự mập mờ khi nhắc đến những nạn nhân thiệt mạng sau các vụ không kích do quân đội Mỹ tiến hành mà nhiều người nghi ngờ đó là thường dân.
Trong khi đó, phát ngôn viên Lầu Năm Góc - Đại úy John Kirby khẳng định: “Mỹ triển khai máy bay không người lái không vũ trang ở một căn cứ (tại Ethiopia) chỉ nhằm mục đích do thám như là một phần của kế hoạch chống khủng bố”. Lời khẳng định trên được đưa ra một ngày sau khi nguồn tin đăng tải trên tờ
Bưu điện Washington tiết lộ, Mỹ “vũ trang” cho máy bay không người lái của ḿnh tại một sân bay ở thành phố Arba Minch, miền nam Ethiopia.
Somali là quốc gia thứ 6 mà Mỹ sử dụng máy bay không người lái vũ trang điều khiển từ xa tiến hành những vụ tấn công chết người. Trước đó, loại vũ khí này được quân đội Mỹ sử dụng ở Afghanistan, Pakistan, Libya, Iraq và Yemen.
Sau khi cựu độc tài Mohamed Siad Barre bị lật đổ năm 1991, Somali rơi và t́nh trạng vô chính phủ, mạnh ai nấy làm. Dù có vị trí chiến lược ở vùng Sừng Châu Phi nhưng Somali là một trong những nước có số lượng người tị nạn lớn nhất thế giới.
Trịnh Duy
Theo Bưu điện Việt Nam