SÀI G̉N (TT) - Việt Nam đang lan tràn loại men bột Trung Quốc làm rượu đế vừa nhanh, vừa “gọn.” Đây là tác nhân chính gây ra cái chết cho ít nhất 5 người chỉ trong một tuần lễ giữa tháng 10 qua.
Đóng gói bột men làm rượu nhập từ Trung Quốc, tung ra thị trường. (H́nh: Báo Tuổi Trẻ)
Những người này đă bị ngộ độc rượu đế trong 3 vụ khác nhau. Hai vụ đầu xảy ra tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng khiến 8 người nhập viện và 3 người trong số này bị thiệt mạng trong hai ngày 12 và 14 tháng 10, năm 2011. Cho đến ngày 19 tháng 10, tức khoảng 5 ngày sau, một vụ ngộ độc rượu lại xảy ra trong một bữa tiệc cưới tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang làm 2 người chết. Khoảng 40 người khác bị ngộ độc trong vụ này được đưa đến bệnh viện cứu cấp.
Theo báo Tuổi Trẻ, thủ phạm gây ngộ độc rượu hầu như thường xuyên trong thời gian qua là một loại men làm rượu đế được đưa từ Trung Quốc sang. Loại men bột này bán đầy khắp nơi, nhiều nhất là vùng Hóc Môn, quận 12 và tỉnh Long An.
Nguyên nhân khiến người sản xuất rượu đế - nhất là rượu lậu, thích loại men bột Trung Quốc này là v́ họ không cần nấu gạo thành cơm, cũng chẳng cần ủ cơm với men, sau đó đem đi chưng cất mất gần nửa tháng. Trái lại, họ chỉ cần trộn men vào gạo sống rồi ủ chừng 5 ngày là cất lấy rượu được rồi.
Một số chủ nhà làm rượu cho biết v́ thời gian chưng cất làm rượu nhanh gọn, giá bột men lại rẻ, khoảng 2 đô một kư nên men bột này rất được dân nấu rượu ưa chuộng.
Một số chủ tiệm c̣n cho biết, bột men làm rượu này ngày càng thịnh hành chỉ v́ một yếu tố duy nhất quyết định là sự cạnh tranh. Men giá rẻ, thời gian ủ rượu ngắn lại cho ra nhiều nước... cho nên giá rượu trên thị trường thấp, giúp người bán rượu bán được nhanh lại lời nhiều. Tâm lư của rất nhiều người sản xuất hiện nay ở Việt Nam cứ cái ǵ có lợi trước mắt th́ họ làm, bất chấp hậu quả xấu gây ra cho người.
Trước đó, ông Nguyễn Hữu Đức, giảng viên trường Đại Học Y Dược Sài G̣n cũng đă cảnh cáo các bợm nhậu về các độc tính chứa trong rượu đế làm bằng loại men bột của Trung Quốc nói trên.
Theo ông, tỉ lệ methanol trong rượu không được quá 0.1% và mỗi người có thể bị hôn mê dẫn đến tử vong nếu cơ thể hấp thụ một lượng methanol nhiều gấp 7 lần tỉ lệ cho phép.
Kết quả xét nghiệm các vụ ngộ độc rượu gây tử vong nêu trên cho thấy, nạn nhân đă uống loại rượu đế có hàm lượng methanol cao gấp 60 lần tỉ lệ cho phép.
Thế nhưng, dù giới thầy thuốc đă lên tiếng báo động, men rượu và rượu độc thành phẩm vẫn được bày bán tràn lan tại Việt Nam, hầu như không có điểm dừng.
(PL)