Điểm yếu nhất của các tập đoàn kinh tế lớn (chaebol) của Hàn Quốc chính là ở cách quản trị theo kiểu “cha truyền con nối”. Ai biết trước điều ǵ xảy ra nếu người kế vị không thể trở thành thiên tài kinh doanh.
Một cách giúp phát triển được lực lượng lao động có thể là tuyển dụng thêm nhiều người chứ không phải yêu cầu một nhóm người nhất định làm việc trong nhiều giờ. Cần có thêm nhiều phụ nữ, đặc biệt những người có tŕnh độ học vấn cao.
Khá nhiều phụ nữ Hàn Quốc đang ở nhà. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi 25 – 52 tham gia vào lực lượng lao động chỉ đạt 62%, mức thấp thứ 4 trong nhóm nước thuộc OECD dù phụ nữ Hàn có học vấn tốt hơn đàn ông. Tại phần lớn các nước giàu, nhóm phụ nữ học vấn cao thường làm việc nhiều hơn người không học hành nhiều. Tại Hàn Quốc, mọi chuyện hoàn toàn khác.
Thời gian làm việc ngắn hơn, thêm nhiều phụ nữ có tŕnh độ sẽ đi làm. Ngoài ra, thái độ với học vấn sẽ khác. Trách nhiệm giám sát con cái học hành mặc nhiên bị coi như thuộc về phụ nữ, v́ vậy rất ít người có việc làm.
Dù phụ nữ Hàn không đi làm nhiều nhưng không phải v́ vậy mà họ sinh nhiều con. Tỷ lệ sinh tại Hàn Quốc chỉ đạt 1,2; mức gần như thấp nhất trong OECD. Giáo dục tại Hàn Quốc khá đắt đỏ, mỗi gia đ́nh đều phải cân nhắc rất kỹ lưỡng. Chính phủ Hàn Quốc dành dưới 5% GDP cho giáo dục, thấp hơn chút so với mức trung b́nh tại nước giàu. Các gia đ́nh chi khoản tiền tương đương 2,8% GDP cho giáo dục, mức cao nhất trong OECD. Tại trường đại học, số tiền mỗi gia đ́nh chi tiêu cho giáo dục cao gấp 3 lần so với chính phủ.
Ngoài ra, mỗi gia đ́nh Hàn mất khoảng 8% tổng thu nhập để cho con em họ đi học thêm. Với mức chi tiêu quá lớn như vậy, phụ nữ Hàn Quốc luôn phải tính toán rất chặt chẽ để đảm bảo số tiền bỏ ra cho con họ phải mang lại hiệu quả đầu tư tốt. Nếu một gia đ́nh có 3 con, chỉ riêng hoạt động ngoại khóa đă ngốn tới 25% tổng thu nhập của gia đ́nh.
Tại Hàn Quốc, sức mạnh của những tập đoàn kinh tế cực lớn. Sự thần kỳ của kinh tế Hàn Quốc có sự đóng góp cực kỳ quan trọng của nhóm tập đoàn này. Giáo sư Barry Eichengreen thuộc đại học California cho rằng nhóm tập đoàn này thành công nhất về mặt công nghệ cũng như thương mại trong kinh tế Hàn Quốc.
Không thể không kể đến Samsung, công ty Samsung Electronics, một trong 83 công ty thành viên thuộc đế chế Samsung, bán được nhiều điện thoại thông minh hơn cả Apple.
Hăng tàu Hàn Quốc hiện đă bắt đầu đóng tàu container có kích cỡ lớn nhất thế giới. Tập đoàn lớn của Hàn Quốc tuyển dụng khoảng 25% lực lượng lao động và sản xuất khoảng hơn nửa tổng sản lượng kinh tế Hàn Quốc. Mô h́nh tập đoàn kiểu Hàn Quốc tồn tại trên khắp thế giới, từ tập đoàn Carso của tỷ phú Carlos Slim ở Mêhicô cho đến tập đoàn của tỷ phú Lư Gia Thành ở Hồng Kông.
Nhóm tập đoàn lớn của Hàn Quốc c̣n tồn tại cho đến ngày nay đều rất mạnh. Trong thời kỳ khủng hoảng năm 1997 – 1998, tỷ lệ tổng nợ/vốn chủ sở hữu của một số tập đoàn lên tới 500%, hơn một nửa các tập đoàn phá sản, khi đó nhóm tập đoàn bị coi như “gánh nặng của kinh tế Hàn Quốc. Thời gian đó đă qua đi, những tập đoàn c̣n tồn tại được đang rất thành công, tuy nhiên chẳng phải mọi chuyện đều tốt đẹp.
Quản trị theo kiểu “cha truyền con nối” – con dao hai lưỡi
Hệ thống các tập đoàn lớn của Hàn Quốc cho đến nay đă đối đầu với quá nhiều bê bối lừa đảo, gián lận sổ sách kế toán và tham nhũng. Phần lớn các công ty phụ thuộc nhiều vào người sáng lập. Khoảng hơn một nửa quản lư các công ty của Samsung từng làm việc trong nhóm thư kư của ngài chủ tịch, sự thăng tiến của họ phụ thuộc vào sự bảo trợ.
Đối với bất kỳ công ty gia đ́nh nào, thời khắc nguy hiểm nhất xảy ra khi nhà lănh đạo chuyển giao quyền lực cho thế hệ kế cận. Samsung đă vượt qua khoảnh khắc quan trọng này vào năm 1986 khi nhà sáng lập trao quyền cho con trai, ông Lee Kun Hee. Nay ông Jay Y. Lee, người mới được bổ nhiệm làm CEO của Samsung Electronics, không sớm th́ muộn, quá tŕnh chuyển giao quyền lực cũng sẽ diễn ra. Nếu ngài Lee thế hệ 3 có thể trở thành thiên tài kinh doanh, mọi chuyện không có ǵ phải bàn. Thế nhưng nếu không, toàn đất nước Hàn Quốc sẽ khốn khổ.
Hơn thế nữa, có dấu hiệu cho thấy nhiều tập đoàn lớn không c̣n đổi mới và có tinh thần doanh nghiệp như trước. Họ trở thành chuyên gia ứng dụng cái có sẵn, ví như áp dụng và cải tiến công nghệm, thậm chí kể cả công nghệ màn h́nh cảm ứng trên điện thoại thông minh vốn khá phức tạp.
Tuy nhiên, ngoài lĩnh vực Internet và máy tính, Hàn Quốc cũng không có nhiều công ty công nghệ đột phá. Mỗi tập đoàn lớn dùng chiêu thức chiêu mộ nhân sự giỏi nhất và biến họ thành người của công ty. Tập đoàn lớn tại Hàn Quốc có thể được so sánh với cây lớn trong rừng: tán cây của nó rất lớn thế nhưng sẽ khó có cây nào sống được phía dưới.
Theo khảo sát hàng năm của Global Entrepreneurship Monitor được thành lập bởi trường kinh doanh London và đại học Babson tại Massachussets, cơ hội hợp tác doanh nghiệp tại Hàn Quốc ít hơn bất kỳ nước nào so với nhóm nước giàu, trừ Nhật. Khi Hàn Quốc đang muốn phát triển công nghệ, cần phải thay đổi thái độ này.
Chênh lệch về sản lượng giữa các công ty lớn phát triển theo định hướng xuất khẩu ở Hàn Quốc và nhóm công ty nhỏ rất lớn. Giá trị gia tăng của mỗi người lao động ở công ty nhỏ chưa bằng nửa so với công ty lớn. Nhóm công ty nhỏ mất rất nhiều tiền cho hoạt động nghiên cứu, phát triển nhưng qua thời gian, hoạt động của họ ngày một kém dần đi. Nói tóm lại, Hàn Quốc có những công ty sản xuất, xuất khẩu bậc nhất thế giới và có cả công ty dịch vụ kém nhất thế giới.
C̣n tiếp...
Ngọc Diệp
Theo TTVN