Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua quyết định không duy tŕ việc đề nghị các lănh đạo APEC mặc trang phục truyền thống của chủ nhà.
Lănh đạo 21 nền kinh tế APEC chụp ảnh kỷ niệm chung. Ảnh: AFP
Lănh đạo các nền kinh tế APEC đă cùng nhau chụp ảnh tại Hawaii, quê hương của ông Obama, trong trang phục trang trọng thay v́ mặc những chiếc áo aloha truyền thống theo kiểu Hawaii, AP đưa tin. Rất nhiều người hy vọng được thấy h́nh ảnh sống động và mới mẻ của các nhà lănh đạo, nhưng thậm chí ngay cả một ṿng hoa theo kiểu Hawaii cũng không được sử dụng.
Ngoại trừ nữ Thủ tướng Australia Julia Gillard trong bộ đồ khá giản dị, các lănh đạo khác của 21 nền kinh tế APEC đều mỉm cười khi chụp ảnh phía trước một phong cảnh đặc trưng của Hawaii, trong trang phục nghiêm trang thường ngày.
Tổng thống Chile Sebastian Piñera Echenique thậm chí đă hỏi ông Obama: "Những chiếc áo Hawaii ở đâu rồi nhỉ?". Tổng thống Mỹ đáp lại ngắn gọn: "Chúng tôi đă chấm dứt truyền thống này".
Lănh đạo của 21 nền kinh tế thường cùng nhau mặc các bộ đồ truyền thống của chủ nhà Hội nghị APEC. Đây là một trong những khoảnh khắc đáng nhớ cũng như gần gũi nhất tại APEC. Truyền thống này được bắt đầu từ lần gần nhất Mỹ làm chủ nhà của APEC. Năm 1993, cựu Tổng thống Bill Clinton khởi xướng việc các nhà lănh đạo mặc áo bay (flight jacket hay bomber jacket) khi cùng nhau chụp ảnh kỷ niệm tại Seattle.
Các lănh đạo APEC trong trang phục áo dài lụa tại kỳ hội nghị ở Việt Nam năm 2006. Ảnh: AFP
Trong những năm sau đó, các bộ đồ truyền thống lần lượt xuất hiện ở các kỳ hội nghị APEC, từ những chiếc áo khoác đường trang của Trung Quốc, những chiếc hanbok dài thướt tha của Hàn Quốc, những chiếc áo choàng poncho của Peru, những chiếc áo chèo thuyền của New Zealand, hay những chiếc áo dài lụa của Việt Nam.
Việc các lănh đạo APEC mặc những chiếc áo aloha là một cơ hội vàng để quảng bá cho một quần đảo nổi tiếng về du lịch như Hawaii. Đây là loại trang phục biểu tượng cho một lịch sử đa văn hóa của Hawaii và vốn được tất cả ưa chuộng, từ những du khách thường nằm dài trên các băi biển tới những quan chức bàn giấy.
Tổng thống Obama đă nói về quyết định không đề nghị lănh đạo 21 nền kinh tế APEC mặc những chiếc áo Aloha tại bữa tiệc chiêu đăi hôm 12/11. "Khi tôi tới Singapore hai năm trước và được biết rằng hội nghị cấp cao APEC tiếp theo sẽ diễn ra tại Hawaii, tôi đă hứa rằng các vị sẽ được mặc những chiếc áo aloha và cả váy cỏ nữa", người đàn ông quyền lực nhất thế giới năm 2011 nói. "Thế nhưng, các phụ tá đă thuyết phục được tôi rằng có lẽ nên phá vỡ truyền thống, và v́ thế chúng tôi không yêu cầu các vị mặc những chiếc áo aloha, dù tôi được biết một số vị đă thử áo aloha để biết cỡ của ḿnh".
Một chiếc áo aloha. Ảnh: Hawaiianshirts
Dù truyền thống kéo dài gần hai thập kỷ tại APEC bị phá vỡ, vẫn có rất nhiều chiếc áo aloha xuất hiện tại hội nghị lần này. Ủy ban tổ chức hội nghị APEC đă chuẩn bị hơn 2.000 chiếc áo aloha đặc biệt dành cho các t́nh nguyện viên. Một số cảnh sát có nhiệm vụ kiểm soát trật tự tại Honolulu, thủ phủ của bang Hawaii, cũng mặc những chiếc áo này.
Áo aloha xuất hiện lần đầu tiên tại Hawaii vào những năm 30 thế kỷ trước và trở thành một trang phục trang trọng ở quần đảo này khoảng 3 thập niên sau đó. Những chiếc áo aloha thường mang những h́nh vẽ thể hiện các nền văn hóa ở châu Á-Thái B́nh Dương, cũng như những cảnh đẹp ở Hawaii.
Suốt một thời gian dài, những nhân vật nổi tiếng hay các chính trị gia khi tới thăm Hawaii, từ ca sĩ Elvis Presley cho tới cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon, đều mặc áo aloha. Vào năm 2002, khi tới Hawaii trong vai tṛ phó chủ tịch Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào cũng đă mặc một chiếc aloha có màu nâu và xanh khi dự tiệc trưa với thống đốc bang này.
Tổng thống Mỹ không phải là người đầu tiên dẹp bỏ truyền thống về trang phục tại các kỳ APEC. Năm ngoái, nước chủ nhà Nhật Bản đă lần đầu tiên làm điều này. Các lănh đạo APEC có lịch làm việc dày đặc, v́ thế giới chức chủ nhà cho rằng những bộ kimono truyền thống vốn khá chặt sẽ không phù hợp cho một buổi chụp ảnh kỷ niệm chung. Các lănh đạo APEC sau đó mặc trang phục quen thuộc để chụp ảnh chung, chỉ khác là không có cà vạt. Người ta đang chờ xem Nga, nước chủ nhà của hội nghị APEC tiếp theo, để biết liệu truyền thống trang phục chụp ảnh kỷ niệm có được tái xuất và các lănh đạo APEC có mặc áo rubashka hay đội mũ lông ushanka hay không.
Nhật Nam
(Theo_VnExpress.net)