Có đối tượng vượt qua được máy rà bằng cách đem một số vi mạch điện thoại xé nhỏ rồi cắm trên tóc của ḿnh. Số khác dùng bao cao su bọc điện thoại lại rồi nhét vào hậu môn...
Phạm nhân ở Trại giam Gia Trung (huyện Mang Yang, Gia Lai) phần lớn phải thụ án về tội “tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy”. Điều nghịch lư là họ vẫn có thể móc nối với bên ngoài để tuồn ma túy vào trại giam.
“Công nghệ” liên lạc tinh vi
“Đây là vấn đề nhức nhối đối với cơ quan tố tụng mà từ trước tới nay chưa bao giờ có” - Viện trưởng Viện KSND Mang Yang Trịnh Viết Diệp nói. Theo quy chế quản lư, phạm nhân trong trại giam không được sử dụng ĐTDĐ. V́ thế, các phạm nhân “sáng tạo” những chiếc điện thoại rất đơn giản nhưng vẫn có thể liên lạc được với bên ngoài.
Kiểm tra phạm nhân trước khi về buồng giam.
Thượng tá Nguyễn Đ́nh Ba - Giám thị Trại giam Gia Trung cho biết: Sau buổi lao động trở về trại, các phạm nhân đều bị kiểm tra và rà soát, nhưng vẫn có đối tượng vượt qua được máy rà bằng cách đem một số vi mạch điện thoại xé nhỏ rồi cắm trên tóc của ḿnh. Số khác dùng bao cao su bọc điện thoại lại rồi nhét vào hậu môn nhằm qua mặt các máy quét. Sau khi về buồng giam, các đối tượng này đi vệ sinh và lấy ra các vi mạch, điện thoại để kết nối thông tin bên ngoài…
Sau đó, các đối tượng này sẽ móc nối với những đối tượng cung cấp ma túy và thông qua người thân của những phạm nhân, ma túy được cất giấu ở những nơi mà phạm nhân có thể lấy được trong quá tŕnh đi cải tạo lao động…
Trần Hữu Thảo (phường Xuân An, thị xă Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) trong thời gian đang thụ án 6 năm tù về tội mua bán trái phép chất ma túy tại Phân trại số 3 đă sử dụng ĐTDĐ liên lạc về cho em trai ḿnh là Trần Phi Hùng. Sau đó, thông qua h́nh thức thăm nuôi, Hùng đă tuồn ma túy vào cho anh trai, nhưng đă bị phát hiện và bắt giữ vào ngày 8.8.2009.
Trường hợp khác là Bùi Văn Trọng (xă Ia Peng, huyện Phú Thiện) đang thụ án gần 6 năm tù tại Phân trại số 3. Như thường lệ, Bùi Văn Trọng được phân công đi lao động. Đến khoảng nửa buổi th́ Ksor Tiêm - một phạm nhân đang làm gần đó - nhờ Trọng đưa chỗ ma túy được quấn trong bao cao su, có khối lượng 1,5g nhét vào hậu môn để đưa vào trại giam. Rất may là sau đó, cán bộ trại giam đă phát hiện ra...
Ngăn chặn bằng mọi giá
Theo thượng tá Nguyễn Đ́nh Ba, các đối tượng chuyển ma túy cho nhau bằng những ám hiệu riêng biệt; các đối tượng bên ngoài “tuồn” vào thông qua một địa chỉ “ma” nên rất khó khi ủy thác điều tra làm rơ. Mặt khác, ma túy đưa vào trại giam được phát hiện dưới rất nhiều h́nh thức như gia đ́nh bỏ vào cá khô, bánh khô, mắt cá khô, bỏ vào xương heo, b́nh nhựa, bỏ vào lon nước ngọt rồi dùng keo 502 dán lại...
Riêng 9 tháng đầu năm 2011, lực lượng chức năng đă phát hiện 6 trường hợp tuồn ma túy vào trại giam Gia Trung.
Một số đối tượng khác lại có động thái tinh vi hơn là gói ma túy bên ngoài bằng lớp giấy than nên khó phát hiện bằng các thiết bị điện tử. Riêng 9 tháng đầu năm 2011, lực lượng chức năng đă phát hiện 6 trường hợp tuồn ma túy vào trại giam. Theo thượng tá Ba, lực lượng chức năng phải vận dụng mọi biện pháp nghiệp vụ và bằng mọi giá ngăn chặn h́nh thức buôn bán nguy hiểm này.
Có một điều đáng chú ư là những đối tượng phạm tội về ma túy thường t́m mọi cách tuồn “cái chết trắng” vào trại giam để phục vụ cho bạn tù rồi sau đó liên lạc với người nhà ở bên ngoài để thu tiền lưu kư của gia đ́nh phạm nhân sử dụng ma tuư. Điều đó cho thấy ma túy vẫn vào trại giam bằng mọi con đường, mọi thủ đoạn phục vụ cho nhu cầu của các con nghiện.
Thủ đoạn giấu ma tuư xung quanh nơi giam giữ, cải tạo của các phạm nhân dù không mới lạ, nhưng cũng gây ra nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc phát hiện và xử lư bởi nó được thực hiện bằng vô vàn h́nh thức ngụy trang khác nhau.
Lê Văn Nhung
Theo DânViệt