Gia đ́nh ông Trần Văn Tiệp (96 tuổi, TP.HCM) đă cho xe múc, xe ủi tiến hành triển khai làm đường lên núi Tàu để t́m kiếm “kho vàng” 4.000 tấn.
Các cổ vật mà ông Trần Văn Tiệp đă t́m được trên đỉnh núi Tàu trong những lần thăm ḍ từ năm 1993-2003 (Ảnh: Tuổi trẻ)
Gia đ́nh cụ Trần Văn Tiệp - người dành gần nửa đời người theo đuổi t́m kiếm vàng trên núi Tàu đă cho xe múc, xe ủi tiến hành làm đường từ chân núi Tàu lên địa điểm “kho vàng” để t́m kiếm khai thác. Trên báo Thanh niên, anh Trần Phương Hồng (con trai ông Tiệp) cho biết, những khu vực bị đào xới trước đây để phục vụ việc t́m kiếm sẽ được san ủi trả lại hiện trạng ban đầu. Sau khi con đường lên núi hoàn chỉnh, gia đ́nh sẽ cho tiến hành xây dựng lán trại công nhân. Nếu kịp thời gian th́ các mũi khoan thăm ḍ “kho vàng” được thực hiện ngay trước tết Nguyên đán.
Trước đó, ngày 10/10/2011, UBND tỉnh B́nh Thuận đă cấp phép t́m kho báu núi Tàu cho ông Tiệp. Kể từ ngày kư quyết định, ông Tiệp sẽ có 270 ngày để tiến hành thăm ḍ kho báu núi Tàu và không được gia hạn thêm, đồng thời phải kư quỹ 500 triệu đồng để tái lấp mặt bằng sau khi thăm ḍ (trong trường hợp không t́m thấy kho báu). Ông Tiệp sẽ được thăm ḍ trên diện tích 2.400m2, với 5 vị trí khoan, mỗi vị trí khoan sâu tối đa 35m.
Ông Trần Văn Tiệp đă dành hơn nửa đời người theo đuổi việc t́m kiếm kho báu này. Mơ ước cháy bỏng t́m vàng của ông có được sau khi ông t́nh cờ được vợ một sĩ quan cao cấp của quân đội Nhật tiết lộ về kho báu núi Tàu. Ông Tiệp tin rằng có không dưới 4.000 tấn vàng cùng các châu báu khác đă được phát xít Nhật chôn giấu ở núi Tàu. Kể từ đó cho tới nay, đây là là lần thứ 3 UBND tỉnh B́nh Thuận cấp phép t́m kho báu.
Trong trường hợp t́m thấy kho báu và kho báu đó có giá trị trên 10 tỷ đồng th́ ông Tiệp sẽ được hưởng 0,5% giá trị. Tuy nhiên v́ quyết định thăm ḍ do UBND tỉnh B́nh Thuận cấp nên mức thưởng tối đa mà cấp tỉnh có thể thưởng nếu ông Tiệp t́m được kho báu chỉ không quá 200 triệu đồng (theo nghị định 96/2009/NĐ-CP).
Mẫn Chi
(VNN/tổng hợp)