VIỆT NAM - Hai ông quan đầu ngành của tỉnh Sóc Trăng vốn là bạn học bổ túc văn hóa Công Nông, ông Nguyễn Thanh Lèo (phó giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải Sóc Trăng) và ông Trần Văn Tân (giám đốc Trung Tâm Sát Hạch và Cấp Phép lái xe hạng 3 Sóc Trăng) đă chơi cờ với nhau với mỗi ván thắng thua hàng tỉ đồng, có ván lên đến năm tỉ đồng, kết quả, ông Lèo đă thua ông Tân lên đến 22 tỷ đồng nhưng chỉ trả được 5 tỷ.
Người nghèo kiếm sống trên đường phố Sài G̣n. (H́nh: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Nhiều lần bị đ̣i nợ nhưng không thể xoay xở, ông Lèo bị một tay “xă hội đen” đến nhà xiết nợ, dọa giết chết cả nhà.
V́ cùng đường nên ông phải tố cáo với công an.
Đây không phải là chuyện các quan đánh cờ hay đánh bạc với số tiền lên đến hàng tỉ đồng và sát phạt nhau đến tán gia bại sản, mà câu chuyện này lại gợi nhắc đến những vụ án như PMU 18, Epco Minh Phụng... Những vụ này đều có kết cục lao tù, tán gia bại sản, mất hàng ngàn tỉ đồng của nhân dân.
Không c̣n khí khái, t́nh đồng liêu, đồng môn hay đồng nghiệp trong những ván cờ của các ông quan. Mà thay vào đó, mỗi ván cờ của các ông quan thời nay đều được trả giá, đặt cược bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu của nhân dân, bằng nhân tính đang bị triệt tiêu hoàn toàn và bằng sự trí trá, thế lực đen, xă hội đen...
Đến chuyện trộm ghé nhà các quan
Chưa năm nào t́nh h́nh trộm cướp nổi cộm như năm nay. Một người làm trong ngành tin học đặt giả thuyết: “Có thể, nhà các quan là các biệt thự, mà biệt thự th́ bao giờ xây dựng cũng có bản vẽ thiết kế. Kẻ trộm đă thông qua mạng internet t́m hiểu và nghiên cứu kiến trúc, vị trí pḥng ốc, vị trí thiết bị điện đài, báo động của ngôi biệt thự đó và lập kế hoạch... Khi trộm chỉ là thao tác enter cho kế hoạch”.
“Nhà cỡ các quan đầu ngành công an, các quan chức tỉnh, theo tôi nghĩ, chắc chắn có hệ thống báo động, nhưng đă bị tê liệt, bị vô hiệu hóa... Chỉ có vào nhà các quan chức th́ trộm mới giàu lên được, mới vớ bẫm...”
Nhận xét trên đúng hay sai, c̣n xét lại. Nhưng chuyện vào nhà các quan th́ sẽ vớ bẩm là một thực tế, những con số hàng tỉ, thậm chí hàng chục tỉ bị mất trộm trong nhà các quan đă chứng minh cho điều này.
Thử đặt lại vấn đề, với mức lương hiện tại của quan chức nhà nước, nếu trong sạch, chỉ đủ ăn, lấy đâu ra đất đai, biệt thự và tiền dư để mất cắp?
Những con số thắng thua, đỏ đen trên ván cờ, ván bài hàng chục tỉ đồng, những con số mất cắp hàng chục tỉ đồng trong lúc nền kinh tế đang khốn đốn, tiền mất giá, người thất nghiệp gia tăng, nguy cơ thiếu đói của những người vùng sâu, vùng cao hiển hiện trước mắt... nói lên điều ǵ?
Và hành xử của người bán vé số
Câu chuyện được đăng trên một số báo trong nước và nhật báo Người Việt: “Một người phụ nữ nghèo, kiếm ăn đắp đổi qua ngày với việc bán vé số đă trao cho người mua, chỉ hứa mua qua điện thoại, những tờ vé số trúng độc đắc... Phạm Thị Lành, 29 tuổi, nhà nghèo ở tỉnh Đồng Tháp đến độ ‘không có cục đất chọi chim’ đă cùng chồng đến thị trấn Bến Lức tỉnh Long An thuê nhà trọ và đi bán vé số độ nhật.”
Ngày 15 tháng 12 năm 2011, khoảng 4 giờ chiều thấy c̣n ế hơn 20 vé, chị Lành gọi điện thoại cho một khách hàng quen thuộc là Đỗ Ngọc Tuấn, 41 tuổi, sống bằng nghề chạy xe ba gác, nài nỉ mua giùm. Ông này đă từng hứa mua như vậy và trả tiền ṣng phẳng dù không trúng ǵ.
Theo lời kể trên các báo Thanh Niên và Dân Việt, ông Tuấn hứa lấy 20 tấm trong đó có dăy số X91207, do tỉnh Bến Tre phát hành.
Không ngờ những vé số này có 10 vé lại vừa trúng độc đắc vừa an ủi tổng cộng 6.6 tỉ đồng (hay khoảng $330,000 USD).
Nhiều đồng nghiệp bán vé số khuyên chị Lành nên giữ lấy những tấm vé số đó v́ người mua chưa trả tiền, coi như chưa mua. Tuy nhiên, “chị Lành gạt phăng và cho rằng anh Tuấn là một trong những khách hàng thường xuyên mua vé số ủng hộ chị. Rất nhiều lần anh mua qua điện thoại và dù không trúng lần nào nhưng anh vẫn trả tiền ṣng phẳng. Do đó, không thể v́ tiền mà chị đánh mất chữ tín.” Báo Dân Việt kể. “Ngay lập tức, chị bấm điện thoại gọi anh Tuấn đến quán cà phê để bàn giao số trúng. Cảm kích trước ḷng tốt của người bán vé số, anh Tuấn đă tặng 1 tờ trúng giải đặc biệt cho người bán vé số nghèo.”
Lại nghĩ về chữ Nhân
Không cần b́nh luận ǵ thêm về hành vi cao đẹp của những người lao động nghèo “không có lấy cục đất để chọi chim” này nữa. V́ chính bản thân hành động của họ đă nói lên tâm hồn cao quí của họ.
Chỉ tiếc một điều là trong đất nước có dân số hơn tám mươi triệu này, sự thánh thiện, nghĩa cử cao đẹp, tâm hồn trong sáng luôn chỉ xuất hiện ở người nghèo. Hiếm thấy trường hợp ông quan nào được báo chí nêu ra một nghĩa cử cao đẹp. Nếu có nêu chăng, th́ toàn là chuyện tào lao, chuyện động trời, chuyện cười ra nước mắt, khôi hài, thô thiển, vô nhân tính mà các báo (trong nước và ngoài nước) đă đăng tải.
Ở một đất nước mà hành vi cao đẹp, nhân tính chỉ có ở người nghèo khó, người khốn khổ trong xă hội - tầng lớp không gây được ảnh hưởng xă hội là bao... Th́ liệu nhân tính con người sẽ đi về đâu?
Ở một đất nước mà nhà các quan trở thành tiêu điểm của kẻ trộm, được kẻ trộm xem là kho tàng vớ bẫm trong lúc nạn thất nghiệp, đói kém c̣n xảy ra nhan nhản th́ người ta suy nghĩ ǵ, tin ǵ về sự trong sạch, phẩm hạnh, chữ Nhân của hệ thống chính quyền, hệ thống quan chức này?
Và, ở một đất nước mà chữ Nhân xuống cấp trầm trọng, th́ người ta nghĩ ǵ? Làm ǵ?
Chiều cuối năm, lạnh, nh́n những người bán vé số thu lu đi trong mưa, nh́n những căn nhà xụp xệ và cái nghèo của họ, rồi lại nh́n những khu nhà hàng sang trọng, nh́n những biệt thự, nh́n những chiếc xe mới cáu, bóng lộn...
Tự dưng, thấy chạnh buồn khi phải nghĩ rằng biết đâu trong những người bán vé số, những phu xe, những phụ hồ, những lao động lấp bữa qua ngày... sẽ có một nghĩa cử cao đẹp nào đó, như một món quà cho cuối năm hay đầu năm, như một chút chữ Nhân c̣n sót lại trên quê hương này!
Phương Ngạn/Người Việt