Trung Quốc vừa lên tiếng bác bỏ thông tin cho rằng nước này đang muốn mua các cột chống sét của Nga để trang bị cho tàu sân bay Thi Lang, China Daily ngày 31/12 đưa tin.
Báo trên dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc pḥng Trung Quốc, ông Yang Yujun cho biết: “Toàn bộ các hệ thống trang thiết bị chính trên chiếc tàu sân bay, trong đó có cột chống sét, đều cho Trung Quốc tự chế tạo”.
Hiện chiếc tàu này đang chạy thử nghiệm lần 3 ở Hoàng Hải.
Tàu sân bay Thi Lang (Varyag cũ của Liên Xô) hiện đang chạy thử lần 3 trên Hoàng Hải, tại khu vực cách cảng Đại Liên khoảng 100km về phía Nam- Đông Nam.
Hồi giữa tháng 12 vừa qua, xuất hiện những thông tin cho rằng Trung Quốc đă đề nghị Nga bán cho 4 cột chống sét để trang bị cho tàu sân bay Thi Lang. Phía Nga đă từ chối với lư do mặt hàng này là hệ thống mang tính chiến lược không được phép bán.
Trong khi đó, các chuyên gia lại cho rằng Nga từ chối đề nghị của Trung Quốc v́ lo ngại bị Trung Quốc sao chép mất công nghệ của thiết bị này và sử dụng chúng cho các tàu sân bay do Trung Quốc tự chế tạo trong tương lai.
Chiếc Varyag của Liên Xô được Trung Quốc hoán cải thành chiếc Thi Lang của ḿnh.
Tàu sân bay Thi Lang nguyên bản là tàu sân bay Varyag do Liên Xô chế tạo theo dự án 1143.6. Sau khi Liên Xô tan ră, con tàu đang được chế tạo dở dang này đă thuộc quyền sở hữu của Ucraina. Năm 1998, một công ty du lịch của Macao đă mua lại con tàu với giá 20 triệu USD.
Ban đầu, công ty của Trung Quốc cho biết mục đích mua lại con tàu này là để làm một ṣng bạc nổi. Tuy nhiên dư luận ngay lúc đó đă tỏ ra nghi ngờ cách giải thích này.
Máy bay J-11B của Trung Quốc được cho là sao chép từ mẫu Su-27 của Nga.
Tới đầu năm 2011, Trung Quốc chính thức thừa nhận họ đang trang bị lại con tàu cho mục đích quân sự. Trước đó, các tờ báo Nga như Ria Novosti đă dẫn nguồn tin một quan chức cấp cao của Hải quân Nga cho biết Nga đang giúp Trung Quốc cải tạo chiếc Varyag thành một tàu sân bay thực thụ.
Các nguồn tin tiết lộ Nga đă bán cho Trung Quốc 4 hệ thóng cất hạ cánh trên tàu sân bay dùng cho máy bay chiến đấu Su-33. Trung quốc c̣n mua máy bay TK10, một phiên bản dành cho hải quân của Su-33.
Máy bay chiến đấu Su-27 của Nga.
Tuy nhiên, sau những kinh nghiệm “xương máu” bị sao chép công nghệ, giờ đây có lẽ người Nga đang phải xem xét lại các quyết định mua bán vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự của ḿnh với nước láng giềng lớn nhất này.
* Đông Triều (Theo báo Nga và Trung Quốc)