Làng đóng tàu Trung Quốc "made in Vietnam" - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 01-18-2012   #1
jojolotus
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
jojolotus's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 41,760
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 58
jojolotus Reputation Uy Tín Level 1jojolotus Reputation Uy Tín Level 1
Default Làng đóng tàu Trung Quốc "made in Vietnam"

Đầu mùa đông, tôi về làng Trung Kiên, Nghệ An, rẻo đất biển vỗ về chân núi, lừng danh với nghề đóng tàu suốt 7 thế kỷ mà sách Hoan Châu phong thổ kư đă từng không tiếc lời khen ngợi. Và 700 năm sau, bao con thuyền vẫn xuất phát từ làng nghề ấy để xông pha sóng gió, tiếp nối tinh thần trọng biển của một dân tộc có đất nước như cánh chim trước đại dương.

Danh tiếng Hoàng Lao


Truyền nhân những người thợ đóng tàu ở làng Trung Kiên, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, kể rằng họ không thể nhớ chính xác ḿnh là đời thứ bao nhiêu của làng nghề đă được sử sách vinh danh. Họ chỉ biết ḿnh đă thấm nghề từ cha ông, và cha ông họ th́ được tổ tiên truyền lại. Cứ thế, đời sau nối tiếp đời trước, xem việc truyền kế nghề tổ tiên là trọng trách giữ ǵn "ngọn lửa thiêng" của làng. Trung Kiên xưa có tên là Hoàng Lao. Đây là ngôi làng có các dăy núi Hổ, Rồng và Bảng bao quanh sông Cấm chảy ra biển Cửa Ḷ, thuận lợi phát triển nghề cá và các dịch vụ đóng tàu.

Sử sách ghi nghề đóng tàu đă phát xuất ở Hoàng Lao từ cách đây 700 năm với ông tổ nghề là Nguyễn Quư Công, đến nay vẫn được hậu thế làng kính thờ là Quan Hậu. Chùa Trung Kiên hiện vẫn c̣n ngôi mộ tổ và bia đá "cổ thần bi kư" kể về vợ chồng ông Nguyễn Quư Công khởi đầu danh tiếng nghề đóng tàu cho làng. Khi ông bà chết đi, v́ không có con cái, nên gia sản để lại cho làng và xây dựng được ngôi chùa cổ Trung Kiên. Gần đó, đền cổ Trung Kiên cũng có ghi một câu đối nói về vùng đất địa linh nhân kiệt vang danh với nghề đóng tàu này: "Mười hai cửa biển bốn phương hương khói, núi sông lồng lộng thanh/Ba trăm năm sau, danh tiếng để lại, xưa nay ngưỡng vọng".

Bước ngoặt lớn của làng đóng tàu Hoàng Lao xưa, có lẽ, là từ khi nhà Lê từng tập hợp nhiều hạm đội ở Cửa Ḷ, để tiến hành chiến chinh với xứ Đàng Trong. Các thợ đóng tàu tài ba của làng được dịp trưng dụng sửa chữa, đóng thêm chiến thuyền. Nh́n rộng hơn, xứ Thanh Nghệ cũng là nơi từng xuất phát nhiều đoàn thuyền dân di cư theo đường biển vào xứ Đàng Trong. Nghề đóng thuyền ở đây được người dân tôn thờ hàng đầu trong bách nghệ (trăm nghề), bởi nó rất trọng yếu với triều đ́nh lẫn cuộc sống người dân. Sang thời nhà Nguyễn, quốc sử quán đă ghi chép rất chi tiết và đặc biệt đề cao nghề đóng thuyền ở khu vực này, nhất là những chiến thuyền lớn và thuyền hải vận chuyên thực hiện đường biển.

Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ ghi rằng Thiệu Trị năm thứ 3 đă chuẩn y lời tâu: "Nghệ An đóng xong hai chiếc thuyền tuần dương, xét nghiệm thấy đều bền chắc, cần phải khen thưởng". Đoạn khác trong sử này c̣n ghi rơ tiềm năng đóng tàu của Nghệ An với lời dụ của Minh Mạng năm thứ 3: "Nghệ An là nơi sản xuất ra gỗ, thợ thuyền lại nhiều, khi cần dễ đ̣i bắt. Nay lệnh cho tỉnh ấy đóng một thuyền bọc đồng nhiều dây, gọi là thuyền Điềm Dương..." . Đây là vinh dự lớn của thợ đóng tàu xứ Nghệ, v́ thuyền bọc đồng là loại lớn, hải vận quan trọng hàng đầu của nhà Nguyễn thời ấy.

Rồi ḍng chảy thời gian đă trôi qua cùng bao biến động thời cuộc. Nỗ lực của nhà Nguyễn trong việc phát triển ngành đóng tàu phục vụ hàng hải và hải quân phải tạm dừng v́ cuộc xâm lược cả thế kỷ của đoàn quân viễn chinh Pháp. Nhưng những cơ sở đóng tàu cùng bao lớp thợ vang bóng một thời, trong đó có người Hoàng Lao, vẫn truyền tiếp nghề cho con cháu. Ngoài các xưởng lớn đang hoạt động tại chỗ, hàng trăm thợ đóng tàu là người làng này đang có mặt khắp đất nước.



Chuẩn bị bàn giao tàu cho khách hàng trước Tết. Ảnh: Báo Nghệ An

Ông Nguyễn Gia In, truyền nhân họ Nguyễn nhiều đời rạng danh nghề đóng tàu Hoàng Lao mà nay là Trung Kiên, tự hào kể: "Những năm khó khăn, nhiều làng nghề đóng tàu ở các địa phương bị mai một, nhưng làng nghề chúng tôi chưa bao giờ bặt tiếng cưa, tiếng đục. Các cụ kể rằng khi nhu cầu đóng thuyền cho triều đ́nh suy giản trong thời Pháp thuộc, họ đă quay sang đóng ghe thuyền cho ngư dân, kể cả đóng tàu cho nước ngoài như Trung Quốc, Lào". Năm nay đă gần 70 tuổi, chính ông In và bạn bè là những người đă từng tham gia đóng nhiều chiếc tàu cho Trung Quốc ngay trong những năm giữa thế kỷ 20.

Tàu Trung Quốc "made in Vietnam"

Với giọng tự hào, ông In kể: "Những năm cuối thập niên 1950, Trung Quốc cử đoàn sang Việt Nam t́m cơ sở đặt đóng tàu cá loại lớn cho họ. Đây là giai đoạn Trung Quốc đang tập trung cho các kế hoạch kinh tế, và cơ sở hạ tầng của họ, trong đó có tàu thuyền, không đủ đáp ứng. Đi nhiều nơi, cuối cùng họ chọn Trung Kiên v́ tin tưởng hàng trăm năm kinh nghiệm đóng tàu ở làng này". Có một lư do khác mà những truyền nhân đóng tàu địa phương đă được nghe kể là từ xưa, danh tiếng làng đóng tàu Hoàng Lao đă lan đi rất xa. Nhiều ngư dân và thương buôn Trung Quốc đă đến xứ Nghệ đặt tổ tiên họ đóng thuyền, thậm chí không ít thợ đă bôn ba khỏi quê hương để trổ tài nghệ của ḿnh.

Cùng là thợ thuyền với ông In, ông Nguyễn Trọng Nhỏ, 70 tuổi, kể: chuyến đó đoàn Trung Quốc đă đặt thợ Trung Kiên đóng một lúc bốn chiếc tàu ô chuyên dụng đánh cá có tải trọng 60-80 tấn. Thiết kế tàu gắn buồm, nhưng có thể chuyển đổi gắn máy. Thời gian đóng hoàn tất bốn chiếc là sáu tháng. Người Trung Quốc sẽ sang tận nơi để nghiệm thu và lai về nước.

"Theo tôi nhớ, bác Vơ Văn Thoăng lúc đó là thợ cả chỉ huy chính. Tôi c̣n trẻ nhưng cũng đă đứng thợ được". Hồi tưởng kỷ niệm đặc biệt này, ông Nhỏ nhớ thêm một số thợ chính của Trung Kiên đă được mời sang Trung Quốc để bàn bạc, tham khảo mẫu tàu của họ. Khi nghe phía thợ Việt Nam tŕnh bày kế hoạch đóng thế nào, phía Trung Quốc vui vẻ, rất phục kinh nghiệm đi biển và đóng tàu của người Việt.

Lúc bấy giờ, gỗ để đóng bốn chiếc tàu này là các loại săng lẻ, lim có sẵn tại Nghệ An. Nửa thế kỷ trước, nhiều việc trong quy tŕnh đóng tàu c̣n làm thủ công, đ̣i hỏi kinh nghiệm và bàn tay khéo léo của người thợ. Để hoàn thành đúng tiến độ, giữ vững uy tín Trung Kiên, thợ thuyền cả làng tập trung cho công tŕnh. Ngoài ông Thoăng, ông Nhỏ, ông In c̣n có nhiều người thợ đang là cha, ông của thế hệ thợ đóng tàu trẻ ở làng hiện nay. Gỗ quư khi đó c̣n dồi dào. Họ chọn những cây đủ tuổi, tốt nhất, không bị hốc bọng, sâu bệnh ảnh hưởng đến độ bền chắc và thẩm mỹ thân gỗ. Rồi thợ cả lại tiếp tục sàng lọc những cây tốt nhất trong các cây tốt ấy để làm "long cốt" (khung sườn dưới đáy tàu), cây xỏ mũi, xỏ lái chịu được sóng gió chính trên tàu. Ván đóng mạn tàu cũng được chọn cẩn thận mà người thợ mộc khó tính nhất cũng không thể chê. Và từng cây đinh, từng chốt gỗ đều phải qua tay thợ cả sàng lọc lại trước khi đóng vào tàu.

Công tŕnh hoàn tất, phía Trung Quốc vui vẻ nghiệm thu và đưa về nước sử dụng. Thợ thuyền cả làng Trung Kiên tự hào ăn mừng. Ông Nhỏ kể rằng về sau ông c̣n dẫn thợ qua Lào đóng thuyền đi trên sông Mekong. Họ dựng trại ngay bên bờ sông, đóng suốt hai tháng mới xong chiếc tàu dài 18,6m, ngang 4,6m và cao 2,2m với tải trọng 40 tấn phù hợp đi trên đoạn sông Mekong chảy qua Lào. Dân Lào tốt bụng, phụ giúp được nhiều việc. Và cánh thợ Việt Nam cũng vui vẻ truyền nghề, để khi họ về nước, thợ bản xứ có thể tiếp tục đóng các con tàu khác.

Cùng ḍng chảy lịch sử dân tộc, lớp thợ đóng tàu lớn tuổi như ông In, ông Nhỏ c̣n có niềm tự hào lớn với làng nghề Trung Kiên là đă từng tham gia đóng tàu cho đoàn tàu không số vận chuyển vũ khí vào Nam. "Đó là những con tàu có bề ngoài nhỏ, giả làm tàu đánh cá. Nhưng chúng đặc biệt chắc chắn để chịu đựng được sóng gió biển Đông và sẵn sàng lâm trận hải chiến khi cần thiết", ông Nhỏ không giấu vẻ tự hào.

Những ngày ở Trung Kiên, tôi đă ghé thăm bảy xưởng đóng tàu lớn của các ông Nguyễn Trọng Nhỏ, Phạm Văn Phú, Trần Đăng Lữ, Hoàng Văn Lễ, Nguyễn Văn Nghi, Vi Thế Sâm, Phạm Văn Lấn. Họ đều là những người làng đă truyền nối nghề đóng tàu từ nhiều đời tổ tiên. Anh Lễ, chủ xưởng lớn nhất, đang đóng cùng lúc sáu chiếc tàu đánh bắt xa bờ có công suất máy 500-600CV. Buổi sáng đầu mùa đông, ngồi suy tư trước biển, người chủ trẻ này triết lư tâm nguyện ǵn giữ "ngọn lửa thiêng" của làng ḿnh: "Việt Nam là quốc gia biển. Trung Kiên cũng là ngôi làng ven biển".


Theo Quốc Việt
Thời báo Kinh tế Sài G̣n
jojolotus_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	images829602_1.jpg
Views:	4
Size:	34.2 KB
ID:	352086
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC7

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 12:04.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08758 seconds with 12 queries