R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Cụ ông 71 tuổi “diễn xiếc” trên thảm... thuỷ tinh vỡ
Không phải ai cũng đủ can đảm và kỹ năng để đi chân đất trên tấm thảm thuỷ tinh vỡ. ấy vậy mà một ông già 71 tuổi lại ung dung vừa đi, vừa huưt sáo, vừa tập thể dục trước sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Việc xưa nay hiếm?
Đă hơn một lần tôi được chứng kiến màn biểu diễn của các học viên lớp cảm xạ học đi chân trần trên tấm thảm thuỷ tinh. Họ có thể đi chân đất trên thuỷ tinh hay than hồng mà chẳng e dè, sợ sệt. Với họ đó chỉ là những cảm giác là lạ, có vẻ hơi "độc chiêu" với những người b́nh thường, v́ những học viên lớp cảm xạ học th́ được tôi luyện qua những khoá học mà theo cách hiểu nôm na "cảm xạ là khả năng nhạy cảm của con người với bức xạ của vật thể". Tuy nhiên đối với trường hợp cụ ông 71 tuổi vừa đi vừa tập thể dục trên thảm thuỷ tinh vỡ khiến tôi vẫn không khỏi ngỡ ngàng.
T́nh cờ tôi gặp ông Nguyễn Tiến Lê (71 tuổi, ở Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội) tại một buổi "diễn xiếc" đi trên thảm thuỷ tinh vỡ. Điều khiến mọi người ngạc nhiên là sự mạnh mẽ, dứt khoát trong từng bước chân lại được cảm nhận "nhẹ tựa lông hồng". Ông vừa đi vừa tập thể dục, đi đi lại lại mấy ṿng trên tấm thảm thuỷ tinh (dài khoảng 20m- PV) mà nét mặt không hề biến chuyển. Vẫn nụ cười thường trực, vừa đi ông vừa tṛ chuyện với những bạn trẻ đang đứng bên tấm thảm thủy tinh ḥ reo, cổ vũ.
Đă 71 tuổi nhưng trông ông Nguyễn Tiến Lê tráng kiện lắm. Nước da hồng hào, mọi cử chỉ, hành động rất mau lẹ, nhanh nhẹn. Khi những tiếng vỗ tay cổ vũ không ngừng vang lên, ông Lê lại càng hứng thú thể hiện màn tŕnh diễn có một không hai của ḿnh. Theo nguyên tắc, người đi trên thuỷ tinh phải đi chính giữa tấm thảm và phải tập trung tuyệt đối để tránh bước chệch dễ bị những mảnh thuỷ tinh sắc lẹm đâm xuyên gan bàn chân. Vậy nhưng, ông Lê bỏ qua nguyên tắc đó, đi theo cách luyện tập của riêng ḿnh. Ông Lê chủ đích vừa đi trên thảm thủy tinh vừa tập thể dục, mà đặc biệt bước vào hai bên mép tấm thảm mà không hề bị xước chân hay chảy máu.
Tṛ chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Tiến Lê bảo rằng, những người lần đầu tiên bước đi trên thảm thuỷ tinh sẽ có cảm giác run run, lo sợ, thậm chí "sởn gai ốc", nhưng khi có kỹ năng th́ việc đi trên thuỷ tinh không quá khó. Để đi được trên thảm thuỷ tinh, các bước chân phải đặt vào giữa thảm thủy tinh và bước chậm để mảnh thủy tinh lún dần đều sẽ dàn áp lực toàn bàn chân nên không bị xuyên thủng. Tôi vẫn khuyên mọi người tập luyện môn này tuyệt đối không được bước lệch ra gần mép đống mảnh chai, bước ra như vậy sẽ có sự trôi trượt và chân sẽ thành miếng thịt lướt qua cả đống lưỡi dao.
Nghe ông Lê nói vậy tôi gặng hỏi: "Vậy tại sao chú đi ở mép thuỷ tinh mà nhẹ nhàng như không? ". Ông Lê nói, đó là do kỹ năng và ư thức vượt qua bản thân ḿnh. Ông Lê bật mí, hàng ngày ông thường xuyên tập thể dục buổi sáng, buổi chiều, rèn luyện sức dẻo dai.
Tôi vẫn nhớ, khi ông Lê biểu diễn một người trung niên đứng bên cạnh nhắc nhở mọi người im lặng để ông tập trung nhưng ông Lê xua xua tay ra hiệu không cần thiết. Đi đến cuối tấm thảm, không cần có người trợ giúp, ông Lê lấy thăng bằng rồi co một chân lên tự cầm chổi lông phủi chân để bước ra nền đất. Một chân bước ra khỏi tấm thảm, ông khẽ khàng lấy chổi lông phủi nốt chân c̣n lại.
Ông Nguyễn Tiến Lê vừa đi trên thuỷ tinh vừa tập thể dục Ông Lê chia sẻ: "Đi trên thuỷ tinh hay than hồng không phải chuyện xưa nay hiếm. Quan trọng là một người có đủ dũng khí để vượt qua chính ḿnh đă chiếm tới hơn 70% chiến thắng rồi". Ông Lê quả quyết: "Bất cứ ai cũng có thể đi trên đống thủy tinh vỡ này. Tôi luôn có ư niệm ḿnh sẽ vượt qua được, chỉ đơn giản vậy thôi! ". Ông Lê bảo rằng: "Khi mới học đi trên thuỷ tinh, mắt nh́n thẳng về phía trước, bước ngắn và đều, bàn chân song song với mặt đất, bước chậm nửa bước một. Đừng tưởng "đỏ là chín" - đi được vài bước mà hấp tấp vội vàng sẽ gặp tai nạn không đáng có.
Ai cũng có thể làm được!?
Phải chăng có một sức mạnh huyền bí nào khiến ông Lê "khác người" hay do nội tại bản thân, sức khoẻ bền bỉ, dẻo dai của ông Lê mà việc đi trên thảm thuỷ tinh lại dễ dàng với ông đến vậy? Ông Nguyễn Tiến Lê cũng cho biết, ông luôn ư thức được việc rèn luyện sức khoẻ và từ đó ông tự đúc rút cho ḿnh những kỹ năng vượt lên bản thân.
Theo ông Lê, việc ông đi được trên thuỷ tinh là một h́nh thức rèn luyện ư chí. Tất cả những điều ông tự rút ra chỉ để chứng minh một điều: "Có những điều tưởng chừng chúng ta không thể làm được. Nhưng hăy tin vào bản thân ḿnh, chắc chắn bạn sẽ làm được. Điều đó giúp bạn dũng cảm vượt qua thử thách để đạt tới thành công. Cùng với ư chí, sự rèn luyện và dám hành động th́ màn tŕnh diễn đi trên thảm thuỷ tinh chỉ là một tṛ chơi!".
Lư giải khả năng đi trên thảm thuỷ tinh của ông Lê, một chuyên gia cảm xạ học cho rằng: "Ông Lê đă học được cách khám phá ra khả năng tiềm ẩn của chính ḿnh. Ở những lớp cảm xạ, có rất nhiều học viên có những biệt tài độc nhất vô nhị".
Theo t́m hiểu của PV, những lớp học cảm xạ - khả năng nhạy cảm của con người với bức xạ của vật thể thu hút rất nhiều người đến theo học. Các học viên sau khi tốt nghiệp các khoá học chuyên ngành cảm xạ học đều có năng lượng sinh học bản thể cao hơn những người không luyện tập qua thực nghiệm.
Chuyên gia cảm xạ Nguyễn Ngọc Sơn - Viện nghiên cứu Khoa học kiến trúc phong thuỷ năng lượng cảm ứng cho biết: Khi học cảm xạ, học viên sẽ "lôi" được tảng băng ch́m vô thức nằm sâu tận dưới đáy ấy lên, con người có thể làm được rất nhiều điều tưởng chừng như không thể: Đi trên than hồng, hút th́a dĩa, hút tảng đá nặng gấp rưỡi cơ thể.
Theo bác sĩ, chuyên gia cảm xạ học Dư Quang Châu, biểu diễn đi trên mảnh thủy tinh vỡ không có ǵ là quá ghê gớm, ai cũng có thể thực hiện được. Đây cũng không phải là thách đố nhau làm điều kỳ quái mà người ta vẫn thấy trong các chương tŕnh chuyện lạ đó đây.
Đi trên thuỷ tinh chỉ nhằm khuyến khích người tham gia chiến thắng nỗi sợ hăi của bản thân, vượt lên chính ḿnh. Đấy cũng chính là tinh thần của lớp học cảm xạ (do Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng cảm xạ học, thuộc Hội liên hiệp Khoa học kỹ thuật Hà Nội), hiện đang thu hút rất nhiều người tham gia trên nhiều tỉnh thành. Mục đích của những người tham gia lớp học là hướng đến những hoạt động thể chất và tinh thần lành mạnh, nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật, giảm stress, phát triển trực giác.
Ngân Giang
|