TT - Hàng loạt lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ và phương Tây lên Iran đă làm người dân nước này khốn đốn, lạm phát tăng cao. Tehran đang tính đến hành động đáp trả.
|
Giá hàng hóa ở Iran tăng chóng mặt thời gian qua v́ cấm vận - Ảnh: AFP |
Các lệnh cấm vận của Mỹ và EU áp đặt lên Iran 18 tháng trước, nay lại được tăng cường đă giáng thêm một đ̣n mạnh mẽ lên nền kinh tế đang chịu lạm phát và đẩy đồng rial vào nguy cơ sụp đổ. Không chỉ vậy, những người đang phụ thuộc vào nguồn tiền gia đ́nh, họ hàng gửi về từ Mỹ, Canada và châu Âu cũng khốn đốn v́ cấm vận.
“Mấy tháng nay giá các mặt hàng ngoại nhập tăng 20-50%” - một chủ cửa hàng rau quả ở phía bắc thủ đô Tehran nói. Chính quyền Tehran đang quản lư chặt chẽ giá cả các sản phẩm nội địa (chiếm 90% sản phẩm tiêu dùng). Tuy nhiên, lạm phát 21% đă đẩy giá rất nhiều mặt hàng tiêu dùng cao đáng kể.
Giá cả tăng vọt
Trên thị trường ngoại tệ chợ đen, đồng rial xuống thấp ở mức kỷ lục so với đồng USD. Theo các hăng thông tấn, trong tuần qua tỉ giá không chính thức tại trung tâm Tehran vào khoảng 20.500 rial đổi 1 USD. Tất cả hàng nhập khẩu, đặc biệt là thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động, tivi và tủ lạnh tăng giá hơn 50%. Một người nghỉ hưu kể: “May là tôi mua máy tính xách tay hai tuần trước. Giờ đây giá đă tăng từ 15 lên 24 triệu rial”. Lương tháng tối thiểu ở Iran khoảng 7 triệu rial.
Giá một số loại dược phẩm nhập khẩu cũng tăng khoảng 30%. C̣n sách ngoại văn giờ đây không c̣n là thứ mà người ta có thể mua được. Trước đây, một cuốn sách 20 euro sẽ được bán với giá 300.000 rial. “Nhưng bây giờ giá đă tăng lên mức 500.000, thậm chí 600.000 rial. Ai mà mua chứ” - chủ một cửa hàng sách nói. Cửa hàng này vừa hủy các đơn hàng đặt mua sách tiếng Anh và tiếng Pháp.
Hiện các nhà nhập khẩu Iran buộc phải mua ngoại tệ ở chợ đen, nơi giá cả tăng vọt. Nguyên nhân bởi chính quyền Tehran hạn chế bán ngoại tệ cho các nhà nhập khẩu. Cấm vận cũng gây khốn đốn cho hầu hết các kênh ngân hàng giao dịch bằng USD và euro, khiến nhiều người Iran có gia đ́nh ở nước ngoài khó khăn trong việc nhận và gửi tiền.Có khoảng 5 triệu người Iran sống ở nước ngoài, chủ yếu là tại Mỹ, Canada và châu Âu. Ngay cả những người khá giả nhất cũng cảm thấy sức nóng từ cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước. Alireza, một bác sĩ hằng tháng phải gửi 10.000 USD cho vợ và hai con ở Mỹ, than rằng mọi thứ trở nên chật vật hơn. Cuộc khủng hoảng tiền tệ đồng nghĩa với việc bác sĩ này phải tốn nhiều tiền rial hơn để chuyển cho gia đ́nh khi quy đổi ra USD.
Một lĩnh vực khác cũng bị ảnh hưởng là du lịch nước ngoài. Hàng triệu người Iran đi du lịch các nước mỗi năm. Ông Mohsen, chủ một cửa hàng đồng hồ sang trọng, than văn: “Chúng tôi tính đi du lịch Bali (Indonesia) vào dịp Nowruz (tết của Iran, nhằm ngày 21-3), nhưng vợ tôi nói nếu tỉ giá USD vẫn ở mức 20.000 rial th́ phải hủy chuyến đi”. Hàng loạt hăng du lịch cho biết rất nhiều du khách đă hủy chuyến đi.
Thanh sát viên IAEA đến Iran
Hôm qua 29-1, đoàn thanh sát của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đă đến Iran và dự tính gặp các quan chức Tehran ba ngày. Trưởng đoàn Herman Nackaerts cho biết chuyến đi này nhằm làm rơ các vấn đề c̣n tồn tại về chương tŕnh hạt nhân của Iran và kêu gọi Tehran đối thoại
Trả đũa
Quốc hội Iran dự tính đưa ra thảo luận vấn đề cắt nguồn cung cấp dầu sang EU trong vài ngày tới để đáp trả quyết định của 27 nước EU hồi tuần trước ngưng nhập dầu thô của Tehran từ ngày 1-7. EU cho các công ty ở châu Âu phụ thuộc nhiều vào nguồn dầu của Iran sáu tháng để có thời gian xoay xở.
Ông Ahmad Qalebani, tổng giám đốc Công ty Dầu khí quốc gia Iran, cho biết nếu nước này lập tức cấm xuất dầu sang EU th́ các công ty châu Âu đang c̣n hợp đồng treo với Iran sẽ bị thiệt hại nặng.
Trong quư 3-2011, EU đă mua 25% lượng dầu thô xuất khẩu của Iran. Tehran c̣n có thể áp đặt lệnh cấm xuất dầu sang EU trong năm năm. Trong bản dự thảo đáp trả EU, Tehran c̣n định ngưng luôn cả nhập khẩu bất cứ mặt hàng nào từ các nước cấm vận Iran.
VIỆT PHƯƠNG
(Theo AFP, Reuters, Tehran Times)