Trung Quốc hôm nay đă bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng Bắc Kinh và Mátxcơva chịu trách nhiệm bảo vệ chế độ ở Syria, sau khi họ phủ quyết một nghị quyết của Liên hợp quốc nhằm lên án Damascus trấn áp biểu t́nh.
“Trung Quốc không chấp nhận các cáo buộc” của Mỹ về việc phủ quyết nghị quyết đối với Syria, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân cho biết với các phóng viên. “Chúng tôi không bảo vệ bất kỳ ai”, ông cho biết thêm.
Bất ổn ở Syria đă kéo dài hơn 10 tháng.
Cũng trong ngày hôm nay, tờ People’s Daily, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đă có bài viết bảo vệ lá phiếu phủ quyết của Bắc Kinh đối với nghị quyết lên án Syria của Liên hợp quốc.
Theo tờ báo này, việc thông qua nghị quyết sẽ dẫn đến một “thảm họa mới” ở Syria, nơi các nhóm đối lập cho rằng ít nhất 6.000 người đă bị giết hại.
“Chỉ đơn giản ủng hộ một bên và gây sức ép với bên kia dường như là cách giúp mang lại điều tốt đẹp hơn. Nhưng thực tế điều đó sẽ ươm mầm cho một thảm họa mới”, tờ báo nhận định.
Trung Quốc đă gia nhập cùng Nga vào ngày thứ bảy vừa qua, ngăn chặn một nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc lên án chính phủ Syria trong cách đối phó với các cuộc biểu t́nh. Động thái của Nga và Trung lặp lại cuộc phủ quyết kép ít thấy được thực hiện vào ngày 5/10 năm ngoái.
13 nước đă bỏ phiếu cho nghị quyết được các nước châu Âu và Ảrập đề xuất mà theo họ là nhằm thực hiện kế hoạch của Liên đoàn Ảrập để chấm dứt bạo lực tại Syria.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gọi phủ quyết là “tṛ bắt chước” và tuyên bố sẽ thúc đẩy các lệnh trừng phạt mới đối với Syria.
People's Daily cho rằng khuyến khích một nước đối phó ḥa b́nh với các cuộc xung đột trong nước sẽ giúp đem đến ổn định.
“Cộng đồng quốc tế cần phải cho phép nhiều cơ hội ḥa b́nh hơn nữa và trách nhiệm thực sự là thuộc về người dân Syria”, tờ báo nhấn mạnh.
Tờ báo cũng cho biết các chiến dịch của phương Tây ở Libya, Afghanistan và Iraq đều đă cho thấy thất bại của các cuộc thay đổi chế độ ép buộc.
“Tai ương ở Iraq và Afghanistan nên là bài học để thế giới được thấy rơ. Việc ngăn chặn ép buộc đối với một thảm họa nhân đạo nghe có vẻ là hợp pháp và đầy trách nhiệm. Song kết quả có phải là các cuộc tấn công, vụ nổ không ngừng trong suốt một thập niên sau khi thay đổi chế độ cho một thảm họa nhân đạo?”
Hồi cuối tuần qua, một quan chức ngoại giao hàng đầu Trung Quốc cho rằng các nước khác đă không xem xét những đề xuất chỉnh sửa (bản thảo nghị quyết) “có lư” của Nga. “Để thông qua một lá phiếu khi các bên vẫn c̣n chia rẽ nghiêm trọng sẽ không giúp duy tŕ được đoàn kết và uy quyền của Hội đồng Bảo an”, hăng Xinhua dẫn lời đại diện của Trung Quốc tại Liên hợp quốc Li Baodong cho hay.
Phan Anh
Theo AFP