Người Mỹ phản hồi bài 'Tại sao tôi không trở lại VN'
Anh chàng người Mỹ hát nhạc Trịnh rất hay, Kyo York, chia sẻ suy nghĩ về vụ việc và du lịch Việt Nam.
Kyo York thân quen với đường phố Việt Nam.
Tôi đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2007 bằng tàu biển trong chuyến rèn luyện kỹ năng giao tiếp dành cho những sinh viên Mỹ dịp cuối khóa. Cuối năm 2009, tôi đă đăng kư t́nh nguyện trở lại Việt Nam trong một dự án đào tạo tiếng Anh tại Hậu Giang theo chương tŕnh "Princeton in Asia". Sau đó, tại vùng đất miền Tây này, tôi phát hiện ra ḿnh yêu âm nhạc Việt Nam. Từ đó, tôi xem Việt Nam như quê hương thứ hai của ḿnh để đeo đuổi niềm đam mê âm nhạc.
Cảm xúc của tôi trong dành cho Việt Nam trong ngày đầu tiên đặt chân đến đất nước này không thể nào quên. Nếu đối với blogger Matt, ở lần đầu bắt đầu chuyến hành tŕnh đến Việt Nam, anh đă có những ấn tượng không tốt, th́ đối với tôi và những người bạn Mỹ khác của tôi, chúng tôi rất háo hức muốn ở lại Việt Nam lâu hơn. Đất nước này giúp chúng tôi có những trải nghiệm mới lạ mà ở nơi chúng tôi ở không có được.
Đọc bài viết của Matt, ta thấy, anh bạn đă không may mắn khi liên tục gặp những điều anh cho là "tồi tệ" khi đến đây. Nhưng tôi thấy, mọi chuyện cũng không rắc rối và quá khó chịu đến độ anh ấy phải phát biểu: "There's not enough money in the world to get me to go back to Vietnam "(Cho tiền cũng không quay lại Việt Nam)". Để khiến sau đó Huffington Post đăng tải bài viết với tiêu đề: “Why I'll Never Return To Vietnam?”(V́ sao tôi sẽ không bao giờ quay trở lại Việt Nam?).
Ở đây, tôi biết ḿnh không có quyền nói Matt đă nói đúng hay sai và tôi cũng không muốn xác nhận những chuyện Matt gặp ở Việt Nam khiến anh ấy khó chịu là có thật hay không? Nhưng có lẽ nếu là Matt, tôi sẽ không phát ngôn như vậy!
Tôi nghĩ nếu anh ta là một "người du lịch bụi" sành điệu th́ mọi chuyện anh ta gặp cũng không đủ khiến để anh ta phải phát ngôn như thế.
Trước khi đi du lịch đến một quốc gia nào đó, các sinh viên Mỹ chúng tôi luôn được thầy cô, bạn bè những người có kinh nghiệm (hoặc chính bản thân chúng tôi tự trang bị) những kiến thức cơ bản về văn hóa, đời sống, phong tục tập quán của vùng miền ở quốc gia đó. Để từ đó có thể trang bị cho bản thân rất nhiều kỹ năng để ḥa nhập với quốc gia mà chúng tôi đến. Chúng tôi thường thích thử thách hơn là được hưởng thụ. Có lẽ đó là sự khác nhau về quan niệm du lịch của mỗi quốc gia, hoặc mỗi cá nhân.
Đặc biệt khi đến các nước Đông Nam Á, chúng tôi luôn bị cuốn hút về văn hóa, ẩm thực, điểm du lịch và con người... Chúng tôi biết có những điều khó khăn sẽ đến với hành tŕnh của ḿnh nhưng chúng tôi vẫn thích trải nghiệm thực tế. Ví dụ, trước khi đến Việt Nam, đa số chúng tôi luôn được cảnh báo trước là: "You shouldn’t go by motorbike unless you would like to be burned on the leg" (Không nên đi xe gắn máy nếu như bạn không muốn có một vết sẹo trên chân). Có lời cảnh báo này là v́ đa số chúng tôi đều bị bỏng bởi "bô xe" khi chưa quen đi bằng xe Honda tại Việt Nam. Tưởng chừng chúng tôi sẽ rất sợ điều này, nhưng điều đó là sự ṭ ṃ khiến chúng tôi phải khám phá. Thậm chí, dù bị "dính sẹo" sau chuyến đi, chúng tôi vẫn thích thú kể lại với bạn bè về vết sẹo ở chân, xem đó như là “thành tích” trải nghiệm giao thông bằng xe Honda ở Việt Nam.
Tôi đă ở Việt Nam hơn 2 năm, đă trải nghiệm nhiều chuyện buồn vui nhưng vẫn chưa dám nói là hiểu hết con người, văn hóa của đất nước này, cũng như chưa thăm hết tất cả những điểm du lịch tuyệt đẹp ở nơi đây. V́ thế, nếu ở góc độ cá nhân của một người "chuyên du lịch bụi" như Matt, thay ǵ phê phán quá gay gắt, anh nên chia sẻ những trải nghiệm không may mắn của ḿnh cho mọi người rút kinh nghiệm, hoặc chí ít, anh ấy cũng không nên quá đ̣i hỏi mọi việc đều hoàn thiện tại một đất nước đang phát triển.
Nhưng mặt khác, tôi cũng mong những người bạn Việt Nam hăy hiểu cảm xúc của Matt khi anh ta đă quá thẳng thắn và gay gắt v́ nói lên suy nghĩ của ḿnh. Có thể chúng ta chưa hiểu hết về văn hóa của nhau. Những khó khăn Matt gặp quả thật tôi cũng từng gặp, nhưng chỉ v́ tôi may mắn biết được tiếng Việt nên biết cách để không phải khó chịu với những t́nh huống đó.
Tôi thường dừng lại khi thấy một du khách nước ngoài bị kỳ kèo bởi những người địa phương và tôi thường giải thích cho cả hai hiểu về văn hóa của nhau. Khi đi du lịch tôi thường thăm hỏi những người bạn quốc tế và nhận được nhiều chia sẻ về du lịch Việt Nam. Tôi rất muốn Du lịch Việt Nam quan tâm đến nhiều hơn về những điều này.
Có một ví dụ đơn giản nhất mà tôi chia sẻ. Hầu hết những người bạn quen biết của tôi đến Việt Nam họ cảm thấy khó chịu nhất là về việc "giữ vệ sinh nơi công cộng". Tôi rất buồn khi nghe nhiều bạn bè quốc tế than phiền: "Chúng tôi không đ̣i hỏi phải quá sạch sẽ. Nhưng ít nhất cũng phải chấp nhận được v́ ngay cả những điểm du lịch tôn giáo cũng không được mọi người giữ ǵn sạch sẽ bên ngoài. Nhiều người không hiểu việc ḿnh làm, đa số là người Việt đă bỏ rác trước mặt chúng tôi và những du khách người nước ngoài một cách vô tư. Khi chúng tôi thể hiện sự khó chịu th́ họ cười cợt và phản ứng có vẻ không thích. Chúng tôi chỉ muốn giữ ǵn sạch đẹp cho chính đất nước bạn?". Nếu trên blog cá nhân của ḿnh, Matt có những lời chia sẻ ở góc độ như vậy sẽ thuyết phục hơn và trang blog của anh sẽ được mọi người ủng hộ nhiều hơn.
Anh chàng người Mỹ yêu những bài ca Việt và gắn bó với Việt Nam.
Tôi cũng muốn nói thêm, theo tôi, nếu muốn du lịch Việt Nam phát triển hơn nữa, chúng ta phải hiểu hơn về tâm lư du khách. Chúng ta phải biết du khách nước ngoài đang suy nghĩ ǵ và muốn ǵ khi đến đất nước của chúng ta. Có rất nhiều sự hiểu lầm nhỏ nhưng dễ dẫn đến những ấn tượng không mấy dễ chịu lắm cho những du khách quốc tế. Nhiều bạn bè của tôi đă than phiền rằng họ cảm thấy khó chịu khi bị nhiều người Việt Nam trêu ghẹo khi họ đến Việt Nam, trong khi ở Thái Lan họ được chào đón nồng hậu hơn. Tôi ngạc nhiên và hỏi họ bị trêu ghẹo như thế nào. Những người bạn nói họ luôn cảm thấy bị làm phiền v́ những người Việt khi gặp một người nước ngoài thường hay xin tiền hoặc không th́ cười đùa và nói với giọng điệu giễu cợt như : "Hẽ Lỗ…" (hello). Tôi rất buồn cười về điều này và phải giải thích ngay cho những người bạn của ḿnh biết rằng: Thật sự người Việt rất thân thiện. Họ muốn làm quen và chào chúng ta thật sự đấy chứ không phải trêu ghẹo du khách đâu.
Nhưng những người bạn tôi không đồng ư v́ họ nói giọng điệu và cách chào của người Thái nhă nhặn và tinh tế hơn. Ở Thái Lan, người dân không xem du khách là người lạ. Họ không hét lên, hoặc cười đùa giống như giễu cợt khi gặp một người nước ngoài. Từ đó, tôi đă hiểu hơn về suy nghĩ của bạn bè ḿnh. Theo tôi, những điều tưởng chừng rất nhỏ như thế cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lư của du khách.
Trở lại với Matt Kepnes, nếu có cơ hội gặp Matt ngoài đời, tôi sẽ đi cà phê với anh ấy và cùng nhau tṛ chuyện để anh ta hiểu hơn về Việt Nam và cũng như để Việt Nam hiểu hơn về du khách nước ngoài. Tôi tin rằng Matt sẽ dễ quên đi ấn tượng không đẹp về du lịch Việt Nam. Biết đâu anh ấy sẽ post lên blog cá nhân của ḿnh là: “I’ll Return To Vietnam in this year”. Hoặc ít nhất anh ta cũng hiểu hơn về Việt Nam. Và cũng thể anh ấy sẽ quay trở lại và yêu Việt Nam như chính Tôi yêu Việt Nam vậy.
Tôi rất vui khi theo dơi báo chí Việt Nam trong nhưng ngày gần đây và thấy các độc giả, nhất là độc giả trẻ bàn tán sôi nổi về những lời nhận xét của Matt. Từ sự trao đổi qua lại, chúng ta sẽ nh́n nhận sự việc ở cả hai mặt. Tôi hy vọng cơ quan du lịch của Việt Nam cũng đọc những bài này để có những cái nh́n thẳng thắn, giúp du lịch Việt Nam tốt hơn.
Tôi muốn cảm ơn Matt, cảm ơn anh đă cho nhiều người Việt (trong đó phải tính luôn tôi đấy nhé!) có dịp nh́n lại kỹ hơn về du lịch Việt Nam để chúng ta cùng nhau phát triển. Tôi cũng muốn cảm ơn Việt Nam v́ đă tạo điều kiện cho tôi và nhiều người bạn quốc tế cảm thấy thuận lợi hơn khi sống và làm việc tại quốc gia xinh đẹp này.
Cuối cùng, tôi muốn nói một điều với mọi người: khả năng viết tiếng Việt của tôi vẫn chưa thật giỏi lắm. Nếu đọc những điều tôi viết bạn có hiểu nhầm ǵ đó th́ xin hăy thông cảm cho tôi!
Kyo York sinh năm 1985, tốt nghiệp công nghệ thông tin ở trường Marymount Manhattan (New York). Anh có khả năng nói, viết tiếng Việt và hát nhạc Việt rất hay. Hiện anh sống ở TP HCM, tham gia nhiều hoạt động ca hát và để lại ấn tượng với những ca khúc nhạc Trịnh.
cai thang cho meo neu no khong tuyen truyen sao no o duoc vn lau dai nhu vay chu , no di hat chi du kiem ngay 3 bua com binh dan , tien dau no gia han visum , nen phai lam tuyen truyen cho tui cs thoi.
"có lẽ nếu là Matt, tôi sẽ không phát ngôn như vậy!" khi anh đến Việt Nam & muốn gắn bó lâu dài v́ t́m được niềm vui hát ḥ ở đó, dĩ nhiên anh phải chấp nhận cả những điều xấu xa, tệ hại ở đó để có thể tự thích nghi hoàn cảnh sống. Đó là do anh chọn. Đôi khi anh cũng phải cố gắng moi trong đầu ra những lời lẽ ca ngợi tốt đẹp mang tính xă giao để lấy ḷng những người xung quanh, thế thôi. Người Việt có câu "lời thật mất ḷng", và Matt đă làm mất ḷng những người Việt chỉ biết thích tô hồng hoặc chỉ thích mang kính màu, không bao giờ tiếp thu ư kiến về sự thật tồi tệ trên quốc gia ḿnh để sửa đổi tốt đẹp hơn.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.