Sau nhiều năm lo ngại về chương tŕnh hạt nhân của Iran, các lănh đạo trên thế giới đang bày tỏ lo lắng thực sự rằng Israel có thể sắp tấn công nước Cộng ḥa Hồi giáo, một diễn biến có thể dẫn tới một cuộc chiến rộng hơn và gây hại cho nền kinh tế toàn cầu.
Khả năng Iran bị Israel tấn công quân sự đang là một điểm nóng của dư luận thế giới. (Ảnh minh họa: columnspk.com)
Mỹ
Cuối tuần trước, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Leon Panetta nói rằng có khả năng lớn là Israel sẽ thực hiện một cuộc tấn công nhằm vào Iran vào tháng 4, tháng 5 hoặc tháng 6/2012.
Ngày 5/2, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết ông không nghĩ Israel đă quyết định liệu có tấn công Iran hay không. Trả lời phỏng vấn của hăng NBC News, nhà lănh đạo này nhấn mạnh rằng "chắc chắn chúng tôi sẽ làm việc chặt chẽ với Israel khi chúng tôi tiến tới cố gắng giải quyết vấn đề này - hy vọng là bằng ngoại giao".
Ông chủ Nhà Trắng từ chối cho biết liệu Mỹ sẽ nhận được tin báo từ Israel trước một cuộc tấn công tiềm ẩn nào nhằm vào Iran.
Giới chức Mỹ mong muốn giảm nhẹ căng thẳng giữa nước này và Israel về những thông tin rằng Nhà nước Do Thái đang chuẩn bị một cuộc tấn công quân sự chống lại Iran. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, bên trong Washington đang rất căng thăng về tin đồn Israel có thể tấn công Iran vào tháng 4, một động thái có thể gia tăng căng thẳng cũng như làm leo thang giá dầu tại Trung Đông, đe dọa nền kinh tế thế giới và cơ hội tái cử của ông Obama.
Israel
Trong một động thái cho thấy căng thẳng giữa hai bên tăng cao, khi khai mạc cuộc họp nội các hàng tuần hôm 5/2, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đă nhắc đến một tuyên bố của lănh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei tuần trước rằng Israel là "một khối ung thư phải cắt bỏ".
Ông Netanyahu khẳng định, chỉ có một cách duy nhất để đảm bảo cho Israel tồn tại trong khu vực là "tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự của quốc gia".
Thủ tướng Israel quả quyết, một quân đội hùng mạnh là "bảo đảm duy nhất cho ḥa b́nh" và "là sự pḥng vệ duy nhất của Israel nếu ḥa b́nh ló dạng".
Trước đó, các quan chức Israel công khai cảnh báo rằng nước Cộng ḥa Hồi giáo có thể đă tiến tới một điểm không thể thoái lui, điểm mà hành động quân sự để ngăn chặn Iran đạt được bom nguyên tử sẽ là quá muộn.
Iran
Iran cảnh báo sẽ tấn công bất cứ nước nào được dùng làm căn cứ để tấn công quân sự nước này.
Thông tấn xă Fars Province (Iran) dẫn lời tướng Hossein Salami, Phó Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, cho biết: "Bất bất ḱ căn cứ nào được kẻ thù dùng để tấn công Iran đều sẽ bị Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran tấn công".
Trước đó, các quan chức Iran tuyên bố sẽ ra đ̣n chí mạng trước bất kỳ một cuộc tấn công quân sự nào nhằm vào nước này, cảnh báo rằng bất cứ một biện pháp nào như vậy đều sẽ dẫn tới một cuộc chiến vượt ra khỏi Trung Đông.
Pháp
Trả lời một cuộc phỏng vấn của tạp chí Politique Internaltionale, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy b́nh luận rằng Iran có thể đối mặt với hành động quân sự của Israel nếu như nước này không chấm dứt các đe dọa và chương tŕnh hạt nhân của ḿnh.
"Chúng ta biết rằng một số người ở Israel đang cân nhắc một cách nghiêm túc" sự can thiệp quân sự. "Nếu Iran tiếp tục cuộc chạy đua điên rồ nhằm có được bom nguyên tử và tiếp tục đe dọa các nước láng giềng, chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ của một sự can thiệp quân sự", ông Sarkozy nói và nhấn mạnh thêm rằng, mọi việc cần được thực hiện để tránh một sự đối đầu, và để thuyết phục Iran từ bỏ các hoạt động hạt nhân của nước này.
Trước đó, hồi tháng 1, Tổng thống Sarkozy đă lên tiếng cảnh báo rằng một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Iran không những không giải quyết được vấn đề mà c̣n có thể "gây ra chiến tranh và những hỗn loạn ở Trung Đông, thậm chí trên toàn thế giới".
Để tránh một viễn cảnh như vậy, Liên Hợp Quốc nên đưa ra "một chế độ cấm vận kiên quyết hơn và gay gắt hơn" đối với Iran.
Thổ Nhĩ Kỳ
Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich hôm 5/2, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar kêu gọi phương Tây không tấn công Iran để giải quyết tranh căi hạt nhân, thay vào đó là thực hiện các nỗ lực lớn hơn nữa để thương lượng một hồi kết cho tranh căi này.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cảnh báo rằng một cuộc tấn công quân sự có thể dẫn đến "một thảm họa".
"Một lựa chọn quân sự sẽ gây ra thảm họa trong khu vực chúng tôi. V́ vậy, trước thảm họa đó, mọi người phải nghiêm túc trong đàm phán. Chúng tôi hy vọng cả hai bên sẽ gặp gỡ nhau nhưng lần này sẽ có một kết quả trọn vẹn", ông Davutoglu nói trong bài phát biểu tại Hội nghị.
Nga
Ngoại trưởng Nga cảnh báo rằng một cuộc tấn công quân sự chống lại Iran sẽ là "một thảm họa". Theo ông Sergei Lavrov, hành động như vậy sẽ dẫn tới "những ḍng lớn" người tị nạn từ Iran và sẽ "thổi bùng ngọn lửa" căng thẳng giáo phái ở Trung Đông.
Các cuộc hội đàm hạt nhân giữa Iran và 6 cường quốc gồm Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Đức được tổ chức lần cuối ở Istanbul cách đây một năm nhưng không đạt được tiến bộ nào.
Trung Quốc
Hồi tháng 1, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố sẽ không có ǵ thay đổi trong chính sách của Bắc Kinh là không can thiệp vào các công việc nội bộ của Iran.
Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất về dầu lửa của Iran, mua khoảng 22% tổng sản lượng của nước Cộng ḥa Hồi giáo.
Thanh Hảo
(VNN/Tổng hợp)