T́nh h́nh an ninh khu vực tại Đông Nam Á năm 2010 chịu tác động bởi ba diễn biến chính: căng thẳng gia tăng trong quan hệ Trung-Mỹ, Mỹ tái can dự vào khu vực và Trung Quốc ngày càng quyết liệt hơn trên biển Đông.
Mỗi diễn biến trên đây khi kết hợp với nhau tạo thành thách thức lớn đối với vai tṛ của ASEAN như là "động lực chính" trong các vấn đề của khu vực. Vượt qua được những thách thức này, đến cuối năm ASEAN chứng tỏ tiếp tục là nhân tố đóng vai tṛ trung tâm trong cấu trúc an ninh khu vực.
Căng thẳng trong quan hệ Trung-Mỹ
Trong tháng 11/2009, Trung-Mỹ ra tuyên bố chung khi kết thúc chuyến thăm của tổng thống Mỹ Obama tới Bắc Kinh. Cả hai nhà lănh đạo đều "nhất chí tôn trọng lợi ích cốt lơi của nhau là điều tối quan trọng để đảm bảo những tiến bộ chắc chắn trong quan hệ Mỹ-Trung". Song đầu năm sau, khi Mỹ tuyên bố bán vũ khí cho Đài Loan và Tổng thống Obama tiếp Dalai Lama, lănh tụ tinh thần của người Tây Tạng tại Nhà Trắng, Trung Quốc lập tức phản ứng dữ dội khi tuyên bố rằng lợi ích cốt lơi của họ đang bị xâm phạm. Bắc Kinh ngay lập tức ngừng toàn bộ các cuộc trao đổi quân sự giữa hai bên.
Quan hệ Trung-Mỹ liên tục gặp thăng trầm. Ảnh minh họa:
csmonitor.
Đầu tháng 3/2010, chính quyền Obama phái hai quan chức cấp cao tới Bắc Kinh, nơi họ được Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc tiếp đón. Hai vị khách dự định sẽ tập trung thảo luận về chương tŕnh hạt nhân đang diễn ra tại Iran và Triều Tiên, tiếp cận thương mại và tiếp cận thị trường cũng như vấn đề biến đổi khí hậu và kêu gọi sự hợp tác của Trung Quốc trong các vấn đề này. Nhưng Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc lại yêu cầu Mỹ phải thực sự tôn trọng lợi ích cốt lơi của Trung Quốc bằng cách chấm dứt toàn bộ các cuộc gặp gỡ trong tương lai với Dalai Lama và thương vụ bán vũ khí cho Đài Loan.
Giới chức Trung Quốc nhắn nhủ các đồng sự Mỹ rằng: "Trung Quốc sẽ không chấp nhận bấy kỳ sự can thiệp nào vào biển Đông, hiện là một phần của 'lợi ích cốt lơi' về chủ quyền của Trung Quốc". Các nhà phân tích Mỹ nhanh chóng nhận thấy rằng đây là lần đầu tiên Trung Quốc xác định Biển Đông là một lợi ích cốt lơi, cùng với Tây Tạng, Đài Loan và Tân Cương.
Việc Trung Quốc có hay không nâng Biển Đông trở thành lợi ích cốt lơi trong chính sách quốc gia chính thức đă trở thành đề tài gây tranh căi. Tuy nhiên, theo Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Đới Bỉnh Quốc từng khẳng định tuyên bố này tại Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung (S&ED) tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 5. Đến tháng 10, một quan chức Mỹ ghi nhận rằng đang có một cuộc tranh luận nội bộ tại Trung Quốc về vấn đề lợi ích cốt lơi này.
Tháng 4, trước Đối thoại S&ED lần thứ 2, Trung Quốc bày tỏ lập trường sẵn sàng cải thiện quan hệ chính trị với Mỹ. Đơn cử, ngày 1/4, Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào có cuộc điện đàm kéo dài 1 giờ đồng hồ thảo luận nhiều vấn đề quốc tế. Trung Quốc cũng tuyên bố Chủ tịch Hồ sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân tại Washington vào ngày 10/4. Nhưng quan hệ liên quân sự vẫn tiếp tục căng thẳng. Ví dụ, Trung Quốc từ chối đề nghị của Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Robert Gates tới thăm Trung Quốc vào tháng 6, với lư do "không phải là thời gian thích hợp".
Tại S&ED lần thứ 2, các quan chức quân sự Trung Quốc tiếp tục thể hiện sự thù địch đối với các đồng sự Mỹ. Bên lề một hội nghị tổ chức theo đề nghị của phía Mỹ, Trung tướng Mă Hiểu Thiên, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc, thẳng thắn nói với Đô đốc Robert Willard, chỉ huy tư lệnh Thái B́nh Dương của Mỹ và các quan chức Mỹ khác rằng có ba rào cản lớn đe dọa tới ổn định quan hệ giữa quân đội hai bên: Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, hoạt động của tàu chiến và máy bay quân sự Mỹ tại Vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc; luật Mỹ cấm mở rộng các trao đổi quân sự.
Sự xấu đi trong quan hệ quân sự Trung-Mỹ xuống đến cực điểm tại cuộc Đối thoại Shangri-La lần thứ 9 tổ chức tại Singapore từ ngày 4-6/6. Bộ trưởng Gates thổi bùng cơn giận dữ của Trung Quốc khi bảo vệ quyết định bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan và thách thức tuyên bố của Trung Quốc đối với Biển Đông. Ông Gates nhấn mạnh sự phản đối của Mỹ đối với việc "sử dụng vũ lực và hành động cản trở tự do hàng hải" và ủng hộ việc triển khai cụ thể Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
Đáp lại, Trung tướng Mă Hiểu Thiên đại diện cho Trung Quốc tại cuộc Đối thoại Shangri-La, đổi lỗi cho phía Mỹ làm đ́nh trệ mối quan hệ hợp tác quân sự giữa hai bên. Ông nhắc lại ba rào cản trên mà ông đă nêu ra tại Bắc Kinh vào tháng trước đó. Điều này dẫn tới việc Đô đốc Mike Mullen, cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tuyên bố rằng việc Trung Quốc từ chối liên lạc giữa quân đội hai bên là "đặc biệt đáng thất vọng" đồng thời kêu gọi Trung Quốc hợp tác với Mỹ để thúc đẩy ổn định khu vực.
Ba tháng sau, Trung Quốc đă đưa ra tín hiệu nới lỏng chính sách ngừng các liên lạc quân sự cứng rắn với Mỹ. Ngày 30/9, một quan chức quân đội Mỹ thông báo với một quan chức cấp cao thuộc bộ Quốc pḥng Mỹ rằng đối thoại và trao đổi thường kỳ về an toàn quân sự trên biển và các vấn đề khác sẽ được nối lại. Trước thềm hội nghị Bộ trưởng Quốc pḥng ASEAN mở rộng vào tháng 10, Trung Quốc tuyên bố, bộ trưởng Quốc pḥng Lương Quang Liệt sẽ có cuộc gặp với đồng cấp Mỹ, bộ trưởng Gates. Hai vị bộ trưởng gặp nhau ngày 11/10. Tướng Lương mời Bộ trưởng Gates tới thăm Bắc Kinh vào đầu năm 2011, qua đó chấm dứt sự đóng bang trong quan hệ quốc pḥng cấp cao từ đầu năm 2010.
Sau đó, tại Hawaii Trung Quốc và Mỹ tổ chức các thảo luận về an ninh hàng hải từ ngày 14-15/10 theo Hiệp định tham vấn hải quân Mỹ-Trung. Các cuộc thảo luận này tập trung vào các quy tŕnh an toàn tiêu chuẩn khi lực lược hải quân hai bên tập trận tại vùng biển sâu gần nhau. Hội nghị tham vấn quốc pḥng Mỹ-Trung lần thứ 11 được tổ chức tại Washington từ ngày 9-10/12. Tháng 1/2011, Bộ trưởng Gates có chuyến thăm chính thức tới Bắc Kinh.
Mỹ tái can dự vào khu vực Đông Nam Á
Sự xấu đi trong quan hệ Mỹ-Trung tương phản với sự ấm lên trông thấy trong quan hệ Mỹ-Đông Nam Á khi chính quyền Obama tiếp tục tái can dự vào ASEAN và phát triển các quan hệ đối tác mới (đặc biệt với Campuchia, Indonesia, Malaysia và Việt Nam). Tháng 1, Tổng thống Obama tuyên bố thành lập phái đoàn thường trực Mỹ tại trụ sở của ASEAN tại Jakarta và bổ nhiệm một đại diện thường trú. Ngoại trưởng Hillary Clinton, trong bài tŕnh bày tường tận nhất về chính sách của Mỹ với Đông Nam Á nhấn mạnh tầm quan trọng của ASEAN trong các vấn đề khu vực và tuyên bố Mỹ có lợi ích khi tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.
Trong năm này, Mỹ chứng minh cam kết của ḿnh với Đông Nam Á bằng cả hành động cũng như lời nói. Tháng 7, Ngoại trưởng Clinton tham dự hội nghị thường niên Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ hai. Bên lề hội nghị này, bà gặp gỡ với Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam để thúc đẩy Sáng kiến Tiểu vùng sông Mekong phát động từ năm trước.
Một bước tiến lớn trong cuộc tái can dự của Mỹ diễn ra vào ngày 24/9, khi tổng thống Obama chủ tŕ Hội nghị các nhà lănh đạo Mỹ-ASEAN tại New York. Cuộc họp thống nhất nâng quan hệ đối tác ASEAN-Mỹ lên tầm chiến lược.
Tháng 10, Ngoại trưởng Clinton có chuyến đi thứ 6 tới châu Á. Trước khi lên đường, tại Honolulu, bà tŕnh bày bài diễn văn về chính sách đối ngoại của Mỹ trong đó, ủng hộ quan niệm mới về ngoại giao tiền tiêu (forward-deployed diplomacy) được theo đuổi thông qua ba "mũi giáp công" có quan hệ mật thiết với nhau: định h́nh nền kinh tế châu Á - Thái B́nh Dương, "bảo lănh" an ninh khu vực, và ủng hộ các thể chế dân chủ hơn và thúc đẩy các giá trị phổ quát về nhân quyền. Bà Clinton cũng xác định các đồng minh, các quan hệ đối tác mới, và các thể chế khu vực là ba công cụ chính của ngoại giao Mỹ. Cuối cùng, bà kết luận bằng cách tái nhấn mạnh ASEAN sẽ đóng một vai tṛ trung tâm và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á sẽ trở thành diễn đàn quan trọng cho việc gắn kết an ninh hiện nay với các vấn đề chiến lược như không phổ biến hạt nhân, an ninh hàng hải và biến đổi khí hậu.
Ngoại trưởng Clinton sau đó tiến hành loạt các chuyến viếng thăm tới 7 quốc gia và lănh thổ của châu Á, bao gồm Đảo Hải Nam, Việt Nam, Campuchia, Malaysia, New Zealand, và Australia (từ ngày 28/10 - 8/11). Bà Clinton tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ 5 tại Hà Nội và khẳng định trước Hộ nghị rằng Tổng thống Obama sẽ tham dự cuộc họp tiếp theo vào năm 2011 tổ chức tại Jakarta.
Điểm nổi bật trong cuộc can dự của Mỹ vào khu vực diễn ra vào tháng 11 khi Tổng thống Obama có chuyến thăm tới Ấn Độ, Hàn quốc (tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20), Nhật Bản (Hội nghị các nhà lănh đạo APEC), và Indonesia. Tại Jakarta, Tổng thống Obama và người đồng nhiệm, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhonoyo tuyên bố bắt đầu thực hiện quan hệ đối tác chiến lược song phương thống nhất trước đó. Ngoài ra, hai vị Tổng thống cũng đạt được cam kết tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo đục đại học, thương mại và đầu tư, biến đổi khí hậu, an ninh hàng hải, và chống khủng bố.
Theo Vietnamnet