02-08-2012
|
#1
|
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
V́ Syria, các cường quốc đối đầu nhau nảy lửa
Cuộc khủng hoảng chính trị ngày một trầm trọng và đẫm máu ở Syria không chỉ gây ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống người dân đất nước này mà nó c̣n đẩy các cường quốc thế giới vào một cuộc đối đầu nảy lửa và quyết liệt.
Ngay từ khi các cuộc biểu t́nh chống chính phủ Syria nổ ra từ hồi đầu năm ngoái, các cường quốc thế giới đă mâu thuẫn với nhau về cách thức xử lư cuộc khủng hoảng chính trị ở quốc gia Trung Đông. Nếu như các cường quốc phương Tây do Mỹ dẫn đầu liên tục gây sức ép đ̣i chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad phải từ chức th́ Nga với sự ủng hộ ngầm của Trung Quốc lại t́m cách chống lại nỗ lực thay đổi chính quyền ở đây. Nga – vốn là một đồng minh thân thiết của Syria, kiên quyết phản đối mọi sự can thiệp của phương Tây vào chính trường đất nước Trung Đông. Nga tuyên bố sẽ không để các cường quốc phương Tây biến Syria thành Libya thứ hai.
Cuối năm ngoái, sự đối đầu giữa các cường quốc v́ vấn đề Syria đă gây ồn ào bởi một loạt động thái quân sự. Nga và Mỹ đă điều một loạt tàu chiến và vũ khí tối tân đến vùng lănh hải gần Syria. Ngoài ra, có tin Moscow c̣n cung cấp một loạt hệ thống pḥng không hiện đại S-300 cũng như các hệ thống radar đến cho Syria. Gần đây, tin đồn dấy lên là Nga c̣n chở hàng chục tấn vũ khí đến cho Syria.
Sau những ồn ào liên quan đến các động thái quân sự, tuần này, cuộc đối đầu giữa các cường quốc về vấn đề Syria lại được dịp nóng lên bởi sự kiện Nga và Trung Quốc khước từ ủng hộ một nghị quyết của phương Tây kêu gọi Tổng thống Syria từ chức. Lần này, một cuộc khẩu chiến nảy lửa đă nổ ra và các cường quốc đă không ngại dùng những ngôn từ mạnh mẽ như “phản bội”, “đạo đức giả” để công kích lẫn nhau.
Rơ ràng, phương Tây và Mỹ đă giận sôi lên với Nga và Trung Quốc sau khi hai nước này liên tiếp phủ quyết những nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vấn đề Syria. Các quan chức hàng đầu của Anh, Mỹ, Pháp hôm 5/2 đă đồng loạt lên tiếng chỉ trích không thương tiếc Moscow và Bắc Kinh. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đă gọi hành động dùng quyền phủ quyết của Nga và Trung Quốc là “một tṛ hề”. C̣n Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc – bà Susan Rice th́ cho biết bà cảm thấy “phẫn nộ” trước việc Nga và Trung Quốc phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 4/2. Ngoại trưởng Anh William Hague cho rằng, Moscow và Bắc Kinh đă quay lưng lại với thế giới Ả-rập. Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe chỉ trích hai nước Nga, Trung “đă thực hiện một trách nhiệm khủng khiếp trong con mắt của thế giới và người dân Syria”.
Làn sóng chỉ trích từ các quan chức phương Tây chưa dừng lại ở đó. Mới đây nhất, ngày hôm qua (6/2), Ngoại trưởng Anh William Hague c̣n dùng những lời lẽ nặng nề hơn khi cáo buộc Nga và Trung Quốc phản bội lợi ích của dân tộc Syria.
“Hành động dùng quyền phủ quyết đă phản bội lại người dân Syria. Họ đă làm Liên đoàn Ả-rập thất vọng và làm tăng nguy cơ xảy ra nội chiến trong đất nước Syria. Họ đă đặt ḿnh vào vị trí đối lập với cộng đồng Ả-rập và quốc tế”, ông Hague đă chỉ trích như vậy.
Nga, Trung phản pháo
Trước làn sóng chỉ trích dữ dội của phương Tây, Nga và Trung Quốc đă phản pháo bằng những lập luận sắc bén nhưng cũng không kém phần gay gắt.
Nga cho biết, họ bỏ phiếu phủ quyết nghị quyết mới nhất của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc v́ đây là một nghị quyết phiến diện, một chiều, đứng hẳn về phe đối lập của Tổng thống Assad trong một cuộc nội chiến. Trung Quốc cũng đưa ra lư do tương tự như Nga để giải thích về lư do nước này bác bỏ nghị quyết của Hội đồng Bảo an.
"Thật đáng buồn là các tác giả của nghị quyết đă quyết định đưa nó ra bỏ phiếu một cách vội vă dù cho chúng tôi đă kêu gọi họ đợi thêm vài ngày” cho đến khi các quan chức Nga có chuyến thăm đến Damascus để đánh giá t́nh h́nh, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho hay.
Theo ông Lavrov, một số quan chức phương Tây chỉ trích kết quả bỏ phiếu là không đúng đắn, thích hợp, “tôi cho đó là những đánh giá đầy kích động và đạo đức giả”.
Trong khi đó, Bắc Kinh khẳng định việc họ bỏ phiếu phủ quyết thể hiện lập trường kiên định của họ đối với các vấn đề quốc tế. Theo Bắc Kinh, nghị quyết t́m cách lật đổ chính quyền ở Syria không phản ánh đầy đủ t́nh h́nh ở quốc gia Trung Đông. Các cường quốc phương Tây t́m cách thông qua nghị quyết đ̣i Tổng thống Assad từ chức là nhằm để gỡ bỏ một chính quyền gây cản trở cho chính sách của họ ở Trung Đông. Động thái của họ là v́ mục đích riêng, lợi ích riêng chứ không phải v́ lợi ích của người dân Syria.
Ngoài ra, việc phương Tây công khai gây áp lực đ̣i chính phủ của Tổng thống Assad từ chức cũng là hành động phát đi thông điệp với các nhóm vũ trang và phe đối lập Syria rằng họ đang nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Điều này chắc chắn sẽ khiến t́nh h́nh ở Syria thêm phức tạp. Các nhóm vũ trang và phe đối lập dựa vào sự ủng hộ của các cường quốc phương Tây sẽ tiếp tục làm căng và kết quả là các bên không thể ngồi lại t́m kiếm một thỏa thuận ḥa b́nh - giải pháp tốt nhất cho đất nước và người dân Syria.
Những ǵ diễn ra ở Libya hồi năm ngoái là một bài học rất rơ mà ai cũng có thể nh́n thấy. Với sự can thiệp bằng vũ lực mạnh mẽ của phương Tây, chính quyền của Tổng thống Libya Muammar Gaddafi đă bị lật đổ. Tuy nhiên, thay v́ được sống trong nền dân chủ và tự do như phương Tây hứa hẹn, người dân Libya giờ đây thậm chí c̣n không được sống trong ḥa b́nh. Họ đang phải chật vật với cuộc sống khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần với bóng ma của một cuộc nội chiến sắc tộc đang bao trùm khắp nơi.
Cả Trung Quốc và Nga đều nhấn mạnh, bất kỳ nỗ lực nào của cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria đều phải tôn trọng chủ quyền, độc lập và sự toàn vẹn lănh thổ của đất nước. Hai nước này cũng nói thêm, theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, bất kỳ cuộc khủng hoảng chính trị nào cũng nên được giải quyết tốt nhất bằng biện pháp đối thoại, đàm phán ḥa b́nh.
Kiệt Linh
|
|
|