Chuyện t́nh của Trần Hưng Đạo và công chúa Thiên Thành - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 02-08-2012   #1
jojolotus
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
jojolotus's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 41,760
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 57
jojolotus Reputation Uy Tín Level 1jojolotus Reputation Uy Tín Level 1
Default Chuyện t́nh của Trần Hưng Đạo và công chúa Thiên Thành

- Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được biết đến là vị anh hùng của dân tộc, một người đại nhân, đại nghĩa, đại dũng và tên tuổi của ông gắn với cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, sống măi với muôn đời trong lịch sử Việt Nam. Thế nhưng, ít ai biết rằng, phía sau ánh hào quang và công trạng, vị anh hùng này cũng đă trải qua một đời sống riêng tư rất ngang trái, đặc biệt là trong chuyện t́nh cảm.

Mối t́nh đầu của ông với công chúa Thiên Thành, người con gái không chỉ là người em họ của ông mà lúc này, công chúa đă được chỉ định gả cho người khác.

Thế nhưng, là một người t́nh chung thuỷ, quyết bảo vệ t́nh yêu, hạnh phúc, bảo vệ quyền tự do yêu đương, bất chấp cái chết có thể đến với bản thân ḿnh, Trần Quốc Tuấn đă bất chấp tất cả để được sống thật với con tim ḿnh.

Vị anh hùng lỗi lạc của dân tộc

Trần Quốc Tuấn (c̣n gọi là Trần Hưng Đạo), sinh năm 1232 và mất năm 1300, là danh tướng thời nhà Trần, là người có công lớn trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Đồng thời, ông c̣n là một nhà nghiên cứu quân sự với các bộ binh pháp “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp bí truyền”.

Trần Quốc Tuấn là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, sinh ra tại Kiếp Bạc, xă Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.



Tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Sinh thời, Trần Quốc Tuấn được đánh giá là người có “dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người”, và nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy mà ông sớm trở thành người “đọc thông hiểu rộng, có tài văn vơ”.

Nhờ đó, Trần Hưng Đạo trở thành vơ quan nhà Trần và đến tháng 9 năm Đinh Tỵ 1257, ông được giữ quyền “Tiết chế” để chuẩn bị chống lại cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông.

Sau khi đánh lui được quân Nguyên Mông lần đầu vào năm 1258, đến tháng 10/1283, để chuẩn bị kháng chiến lần hai ông được vua Trần Nhân Tông phong làm “Quốc công Tiết chế” thống lĩnh các lực lượng quân sự.

Tháng 8/1284, ông cho duyệt quân ở bến Đông Bộ Đầu (gần dốc Hàng Than, Hà Nội ngày nay), đọc bài "Hịch tướng sĩ" nổi tiếng, rồi chia quân đóng giữ nơi hiểm yếu.

Đầu năm 1285, quân Nguyên Mông lại ào ạt tiến công vào phía Bắc và vùng Thanh Hóa - Nghệ An. Để bảo toàn lực lượng và thực hiện kế vườn không nhà trống, Trần Hưng Đạo ra lệnh rút quân.

Quân xâm lược vào Thăng Long rồi tiến xuống Nam Định đuổi theo vua Trần Thánh Tông khiến nhà vua lo ngại, hỏi ông xem có nên hàng không. Ông khảng khái trả lời: "Bệ hạ chém đầu tôi rồi hăy hàng".

Lần ấy, chỉ sau một tháng chiến đấu quyết liệt với các trận đánh gắn với các địa danh Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp... quân dân nhà Trần đă đánh tan đội quân Nguyên Mông, giải phóng đất nước.

Nhà Nguyên xâm lược lần thứ ba, một lần nữa ông lại lập công khi đánh cho giặc tan nát ở cửa sông Bạch Đằng. Ghi nhận công lao, Trần Hưng Đạo được phong tước “Hưng Đạo đại vương”.

Sau đó, ông lui về ở Vạn Kiếp, nay thuộc xă Hưng Đạo, thị xă Chí Linh, tỉnh Hải Dương ở ẩn cho đến năm Canh Tư 1300, ông lâm bệnh rồi qua đời, thọ 70 tuổi.

Nghe tin Trần Hưng Đạo mất, triều đ́nh nhà Trần phong tặng ông là "Thái sư Thượng Phụ Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương". Ông được nhân dân cả nước tôn vinh là "Đức Thánh Trần" và lập đền thờ ở nhiều nơi.

Ngoài nổi tiếng trên chiến tuyến, Hưng Đạo Vương c̣n được biết đến là một nhà văn với những tác phẩm để đời như: “Dụ chư tỳ tướng hịch văn” (Hịch tướng sĩ); Binh gia diệu lư yếu lược (Binh thư yếu lược); Vạn Kiếp tông bí truyền thư (Sách bí truyền của tông phái Vạn Kiếp) và nhiều tác phẩm văn chương khác.

Ngoài ra, ông c̣n được đánh giá là nhà cầm quân tài ba, “tiếng vang đến phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên”. Công lao to lớn này đă đưa ông lên hàng “thiên tài quân sự có tầm chiến lược, và là một anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần”.

Tư tưởng quán xuyến suốt đời của Trần Hưng Đạo, là một tấm ḷng tận tụy đối với đất nước, là ư muốn đoàn kết mọi tầng lớp trong dân tộc thành một lực lượng thống nhất, là tinh thần yêu thương dân.

Trần Hưng Đạo khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước. Dă Tượng, Yết Kiêu đều là gia thần của ông, có dự công dẹp Ô Mă Nhi, Toa Đô. Các người nổi tiếng khác như Phạm Ngũ Lăo, Trương Hán Siêu vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự.

V́ có công lao lớn nên nhà vua gia phong ông là Thượng quốc công, cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, từ minh tự trở xuống nhưng Trần Hưng Đạo chưa bao giờ phong tước cho một người nào.

Khi quân Nguyên vào xâm chiếm nước Việt, ông lệnh cho nhà giàu bỏ thóc ra cấp lương quân, mà cũng chỉ cho họ làm tướng giả chứ không cho họ chức sắc thực. Sinh thời, ông rất kính cẩn giữ tiết làm tôi.

Liều chết để bảo vệ t́nh yêu

Chuyện t́nh cảm của vị anh hùng này bắt đầu vào năm 1251, lúc này Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mới là một thanh niên 20 tuổi. Ông yêu công chúa Thiên Thành, con gái của vua Trần Thái Tông. Công chúa Thiên Thành là em con chú của Trần Quốc Tuấn.

Nhưng nhà Trần thời đó có quy định anh em trong họ phải lấy nhau, không được gả cho người ngoài, nên việc Trần Quốc Tuấn đem ḷng yêu thương công chúa Thiên Thành cũng là điều chấp nhận được.

Tuy nhiên, oái ăm ở chỗ, lúc bấy giờ, công chúa Thiên Thành đă được gả cho Trung Thành Vương, là con trai của Nhân Đạo Vương, một vị vương gia trong họ Trần.

Dẫu biết như thế nhưng Quốc Tuấn vẫn đem ḷng yêu say đắm Thiên Thành và công chúa cũng đă dành t́nh cảm riêng tư sâu nặng cho con trai An Sinh Vương Trần Liễu. Đến ngày 15/2 năm ấy, nhà vua cho tổ chức ngày hội lớn kéo dài trong ṿng 7 ngày, với nhiều tṛ chơi.

Người trong triều, ngoài nội nườm nượp rủ nhau đến xem. Trước đó, vua đă nhận lễ vật gả công chúa Thiên Thành cho Trung Thành Vương và dù chưa chính thức cưới hỏi, nhà vua cũng đă cho phép công chúa đến ở nhà Nhân Đạo Vương, chờ ngày làm lễ hợp cẩn.

Đêm ấy, khi biết tin người ḿnh yêu thương sắp ván đă đóng thuyền, Trần Quốc Tuấn đau khổ không nguôi, buồn nghĩ: “Chỉ ngày mai thôi, người ḿnh trộm nhớ thầm yêu sẽ chính thức thành vợ người khác”.

Thế là, giữa đêm mọi người đang mải mê xem hội, Trần Quốc Tuấn quyết định mạo hiểm để đến với công chúa Thiên Thành. Ông đến phủ của Nhân Đạo Vương để quan sát nơi người yêu đang ở. Đó là một biệt phủ với tường cao, cổng kín, lính canh cẩn thận.

Không thể vào được bằng đường cổng chính, ông liều lĩnh leo tường phía sau để đột nhập vào trong phủ. Đêm tối nhưng nhờ ánh sáng hắt ra từ các gian pḥng nên ông đă t́m ra pḥng công chúa rồi lẻn vào. Trông thấy giai nhân, Thiên Thành mặc dù rất vui nhưng cô cũng tỏ ra vô cùng lo lắng.

Hơn ai hết, Hưng Đạo Vương và công chúa biết rất rơ nội quy chốn cung cấm, nếu chuyện đột nhập bị bại lộ th́ nhất định Nhân Đạo Vương sẽ không tha tội chết cho ông. Vậy nên, ngay khi vừa tới pḥng th́ hai người đă ngay lập tức bày mưu tính kế để thoát tội.

Theo đó, hai người đă sai thị nữ nhanh chân chạy báo cho vua cha Trần Thái Tông và cả cô ruột Thụy Bà, là chị của vua đồng thời cũng là mẹ nuôi của Trần Quốc Tuấn.

Nghe tin con ḿnh lâm vào hoàn cảnh oái oăm như thế, bà vội vàng chạy vào cung để tạ lỗi với nhà vua, đồng thời bịa ra câu chuyện Nhân Đạo Vương đă bắt giữ Trần Quốc Tuấn, lo sợ sẽ bị giết.

Nghe tin dữ, nhà vua lập tức liền sai nội nhân đi ngay trong đêm và khi toán quân này đến phủ Nhân Đại Vương th́ gia chủ mới biết chuyện ǵ đang xảy ra trong dinh ḿnh. Nhờ thế nên không những thoát tội mà Trần Quốc Tuấn c̣n được nội nhân của nhà vua đưa về cung an toàn.

Trở về tư dinh của ḿnh, Trần Quốc Tuấn tŕnh hết mọi chuyện cho cô ruột Thụy Bà biết về t́nh cảm của ḿnh. Vốn thương con nuôi, nên Thụy Bà t́m cách cho Trần Quốc Tuấn kết duyên cùng Thiên Thành.

Sáng hôm sau, bà vào cung dâng lên nhà vua 10 mâm vàng sống và xin cho đôi trẻ yêu thương nhau được kết tóc xe duyên. Trước t́nh cảm của đôi trẻ, vua Trần Thái Tông không biết làm cách nào, đành phải gả công chúa Thiên Thành cho Trần Quốc Tuấn.

Để hoàn lại sính vật và tạ lỗi cho Trung Thành Vương, nhà vua đă cắt 2.000 khoản ruộng ở phủ Ứng Thiên, thuộc huyện Ứng Ḥa, Mỹ Đức, Chương Mỹ và Thanh Oai – Hà Nội ngày nay). Cùng ngày hôm đó, công chúa Thiên Thành trở thành vợ Trấn Quốc Tuấn.

Mối t́nh của Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa đă nở hoa kết trái. Hai ông bà đă sinh hạ được 1 người con gái và 4 người con trai đều là những vị tướng tài giỏi, có công lớn trong công cuộc chống giặc ngoại xâm và đều được phong đến tước vương.

Người gái đầu ḷng tên là Trinh, thường gọi là Trinh công chúa, sau trở thành vợ của vua Trần Nhân Tông, tức Khâm Từ Bảo Thánh hoàng hậu, rồi sinh ra con là vua Trần Anh Tông sau này.

Bốn trai, đều là vơ tướng có tài, từng theo cha đánh đuổi quân Nguyên Mông, đó là Trần Quốc Nghiễn, tước Hưng Vũ vương. Ông cưới công chúa Thiên Thụy, trở thành Pḥ mă của vua Trần Thánh Tông. Sau khi đánh đuổi quân Nguyên Mông, tháng 4/1289, ông được phong làm Khai Quốc công.

Người con kế tiếp là Trần Quốc Hiện, tước Hưng Trí vương, ông cũng là người có công tổ chức khẩn hoang nhiều vùng đất hoang vu của khu vực tỉnh Hải Dương ngày nay. Trần Quốc Tảng, tước Hưng Nhượng vương, khi xét công, ông được phong làm Tiết độ sứ.

Ông có con gái gả cho vua Trần Anh Tông, tức Thuận Thánh Hoàng hậu và Trần Quốc Uất, tước Minh Hiến vương. Ngoài ra, Trần Hưng Đạo c̣n có một người con gái nuôi, đó là Nguyên Công chúa, sau là vợ của danh tướng Phạm Ngũ Lăo.

Trong khi ông xông pha nơi trận mạc, bày binh lập kế đánh thắng quân thù th́ công chúa Thiên Thành là người lo toan công việc hậu cần ở hậu phương, góp phần cùng chồng đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông.

Bà được triều đ́nh phong là “Nguyên Từ Quốc mẫu”. Cùng với Linh Từ Quốc mẫu vợ Thái sư Trần Thủ Độ, đây là hai người phụ nữ có đức độ, có uy tín, có công lao lớn đối với triều đ́nh nhà Trần và được phong đến bậc Quốc mẫu.

Nguyên Từ Quốc mẫu mất vào năm 1288 sau 37 năm sống hạnh phúc bên chồng, vị tướng lĩnh tài ba của quân dân Đại Việt.


Thiên Thành
theo PNTD
jojolotus_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	images627955_chuyen_tinh_cua_tran_hung_dao_va_cong_chua_thien_thanh_phunutoday.vn.30.jpg
Views:	7
Size:	7.2 KB
ID:	357142
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 05:05.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07276 seconds with 12 queries