Từ học viện Nho giáo lâu đời nhất của Hàn Quốc nh́n ra, Park Seok-hong thấy đất nước "đang biến thành vương quốc đầy súc vật". Người trẻ chửi người già trong tàu điện ngầm, những đứa trẻ t́m đến cái chết khỏi bị bắt nạt ở trường học.
"Chúng ta đă xây dựng được nền kinh tế mạnh mẽ, nhưng đạo đức của dân tộc đang trên bờ vực của sự sụp đổ. Chúng ta phải khôi phục lại nó và đây là nơi chúng ta có thể t́m thấy câu trả lời", ông nói về học viện Nho giáo.
Ông Park là người phục dựng Sosu Seowon, một khu phức hợp gồm 11 giảng đường Nho giáo và khu kư túc xá. Khu phức hợp này nằm ở một thị trấn phía đông nam, cách Seoul 160 km và được mở cửa vào năm 1543.
Trẻ em Hàn Quốc chăm chú nghe giảng về các tư tưởng và nghi lễ Nho giáo tại Sosu Seowon. Ảnh:
NYT
Ở Hàn Quốc, từ "Nho giáo" từ lâu đă bị coi là đồng nghĩa với "lỗi thời". Những người như ông Park gần đây cũng chỉ đạt được kết quả khiêm tốn khi thực hiện chiến dịch đánh thức mối quan tâm đối với việc truyền bá Nho giáo, một h́nh thức giáo dục nhấn mạnh đến sự ḥa hợp, kính trọng người cao tuổi và ḷng trung thành với tổ quốc - những nguyên tắc mà nhiều người già ở Hàn Quốc tin rằng đă phai nhạt trong giới trẻ.
Trong 5 năm qua, số lượng học sinh đến đây để tham gia một khóa học về Nho giáo ngày càng tăng, khoảng 15.000 học sinh mỗi năm. Ngoài ra, theo ông Park Sung-jin - giám đốc điều hành của Hiệp hội Seowon quốc gia của Hàn Quốc, có khoảng 150 seowon hay các học viện Nho giáo ở những nơi khác cũng đă mở cửa trở lại cho các chương tŕnh ngoại khóa tương tự.
"Cháu tham gia khóa học ở đây để ông cháu bớt la mắng cháu", Kang Ku-hyun, một học sinh lớp 6 ở Seoul giải thích.
Hôm trước, mẹ em vội vă đưa Ku-hyun và cô em gái lên xe buưt. Sau ba tiếng đồng hồ chạy trên đường, chiếc xe buưt đă mang 40 học sinh tiểu học đến nơi để bắt đầu một "kỳ nghỉ seowon". Trong ba ngày, các học sinh được sống như những Nho sinh thời xưa. Các em cũng nhận được những lời chỉ dẫn đă lâu không c̣n xuất hiện trong chương tŕnh trường học chính thống. Nghi lễ gồm nhiều thứ, từ việc ăn tối, uống trà đến việc làm thế nào để thưa chuyện với cha mẹ cho lễ phép.
"Đầu gối cháu đau lắm v́ cháu phải quỳ nhiều", Kang Chae-won, 10 tuổi, em gái của Ku-hyun, nói sau khi tập cách cúi chào thật thấp trên sàn nhà. "Nhưng chẳng sao cả. Cháu đă học được cách chào thích hợp. Ông của cháu chắc chắn sẽ rất hài ḷng".
Khóa học seowon ra đời từ một xu hướng khá phổ biến trong xă hội Hàn Quốc, rộ lên từ khoảng một thập kỷ trước trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Lúc đó, khó khăn về mặt kinh tế cùng với nạn thất nghiệp tràn lan khiến cho tỷ lệ người tự tử cũng tăng cao. Rất nhiều người nhận thấy rơ những giá trị lâu đời của người Hàn Quốc đă mất dần đi cùng với những khó khăn trong đời sống sau cuộc chiến tranh liên Triều 1950-1953.
Mới mấy tháng gần đây thôi, cả Hàn Quốc cũng bàng hoàng khi có gần chục học sinh đă t́m đến cái chết v́ bị bắt nạt trong trường học. Hàng loạt vụ binh lính tự tử cũng gây sốc cho cả quốc gia. Để xử lư vấn đề khó khăn này, các ngôi chùa Phật giáo đă bắt đầu cho phép những người muốn tập thiền và học cách lấy lại cân bằng trong cuộc sống được ngụ lại trong chùa. Quân đội th́ mở các khóa học kỹ năng vượt qua khó khăn, hay cách tự vệ cũng như nâng cao tinh thần đồng đội bằng cách tập luyện cùng nhau.
Dù đưa ra những cảnh báo cấp thiết về đạo đức, nhưng ông Park không cho rằng hệ thống trường học hiện nay nên được thay thế bằng các học viện Nho giáo. Tuy nhiên, ông tin rằng người ta có thể học được nhiều thứ từ các seowon.
Hàng thế kỷ trước, những bé trai đă được lựa chọn rất khắt khe từ khắp nơi trên đất nước Hàn Quốc và đến sống tách biệt trong khuôn viên được bao quanh với những cây thông, suối và ao. Các cậu bé đọc các cuốn sách của Nho giáo và b́nh phẩm thơ về thiên nhiên. Họ bắt đầu và kết thúc mỗi ngày bằng việc đi thăm viếng ngôi đền thờ các nhà triết học Nho giáo tôn kính. Họ cúi chào hai lần thấp đến mức đầu chạm xuống sàn trước giáo viên, trước khi trả lời về việc đọc sách trong ngày.
Vào thời hoàng kim ấy, hơn 700 học viện trải đều khắp Hàn Quốc đă đào tạo các ứng viên phục vụ vương triều và những nhà Nho chuyên phụ trách việc duy tŕ tư tưởng Nho giáo cho tầng lớp thống trị dưới triều đại Yi (1392-1897).
Có một điều trớ trêu là trong những thập kỷ qua, nhiều người Hàn Quốc đă đấu tranh để giải phóng bản thân khỏi những quan điểm hà khắc của truyền thống Nho giáo. Họ đổ lỗi cho nền văn hóa phân chia thứ bậc trong xă hội cũng như các định kiến trọng nam khinh nữ tồn tại hàng thế kỷ nay đă dẫn đến nạn nạo phá thai nếu giới tính thai nhi là nữ.
Trên thực tế, các bậc cha mẹ Hàn Quốc vốn nổi tiếng là chăm lo đến việc giáo dục con cái. Sự chăm lo này vừa được đánh giá là một trong những nguồn lực cho sự phát triển kinh tế nhanh chóng, vừa bị lên án là tạo áp lực lớn lên trẻ. Tất cả những điều này đều có nguồn gốc từ seowon. Các học viện Nho giáo lâu đời này coi trọng việc ghi nhớ các bài viết cổ, nhằm chuẩn bị cho các kỳ thi vào chốn quan trường. Họ cũng thường đánh đồng bằng cấp với địa vị xă hội.
Trong khóa học Seowon, các học sinh được sống như những Nho sinh thời xưa và học nhiều nghi lễ, từ ăn tối, uống trà đến việc làm thế nào để thưa chuyện với cha mẹ cho lễ phép. Ảnh:
NYT
Seowon trước đây chỉ dành cho các bé trai thuộc “yangban” - tầng lớp cao nhất trong xă hội. Hoàng tộc đă hỗ trợ nhiều em trong số đó bằng cách chi trả học phí cho các quư tộc nhỏ tuổi trong nhiều năm. Đến năm 1865, một lượng lớn seown bị đóng cửa, chỉ c̣n lại 47 học viện. Lư do các seowon bị đóng cửa là v́ trước đó các học viện này đă biến tướng thành nơi dung dưỡng nạn tham nhũng và chia rẽ quyền lực, làm suy yếu cả triều đại trước khi Nhật chiếm Hàn Quốc vào năm 1910.
Sau khi ách cai trị của thực dân Nhật chấm dứt năm 1945, Hàn Quốc thông qua một hệ thống giáo dục phổ cập với một chương tŕnh chịu nhiều ảnh hưởng của giáo dục phương Tây. Các học viện Nho giáo vẫn duy tŕ như các đền thờ, nơi mà những người Hàn Quốc có tư tưởng truyền thống tổ chức các nghi lễ tôn vinh các nhà hiền triết Nho học.
Những người đề cao tầm quan trọng của các học viện này lập luận rằng Hàn Quốc đương đại có thể học được nhiều điều từ xă hội cũ.
"Khi các học viện này c̣n hoạt động theo đúng phương châm, họ đề cao việc xây dựng nhân cách hài ḥa với thiên nhiên", Lee Bae-yong, một nhà sử học và cũng là cựu chủ tịch của trường đại học Ewha Womans ở Seoul nói.
Bà Lee, hiện là chủ tịch Hội đồng tổng thống về xây dựng thương hiệu quốc gia, từng có kinh nghiệm quảng bá h́nh ảnh Hàn Quốc với quốc tế, đang lănh đạo một chiến dịch của chính phủ nhằm đưa học viện nho giáo vào danh mục di sản thế giới của UNESCO. Vào tháng một, UNESCO đă công nhận 9 cơ sở, bao gồm cả Sosu, vào danh mục đề cử.
Các học giả Nho giáo trước đây mặc áo choàng màu trắng và đội mũ cao màu đen đă không c̣n bóng dáng ở học viện Sosu. Thay vào đó, các du khách có thể thấy những giảng đường được trang trí những câu răn Nho giáo. Rất nhiều khóa đào tạo Nho giáo nội trú ngắn hạn được tổ chức ở gần một ngôi làng cổ, nơi các quang cảnh sinh hoạt đời sống trước đây như đan chiếu cói, cưỡi xe ḅ, đọc sách Khổng Tử được tái hiện để phục vụ khách du lịch tham quan.
Ông Park, người phụ trách việc phục dựng, có thể nói chuyện hàng giờ về những điều ông cho là sai lầm của hệ thống "giáo dục rác rưởi" của ngày hôm nay. Đó là việc quá nhấn mạnh vào học tiếng Anh và toán đă chiếm chỗ của các môn học như đạo đức và lịch sử. Tuy nhiên ông thừa nhận rằng việc giảng dạy về Nho giáo ở Hàn Quốc ngày nay cũng cần có những giới hạn nhất định.
Trong hai thập kỷ qua, ông đă nắm bắt mọi cơ hội để thúc đẩy Nho học đối với mọi người, từ các quan chức chính phủ tới những khách tham quan.
"Họ nh́n tôi giống như tôi là một kẻ điên, một người bảo thủ và cổ hủ. Tôi thấy ḿnh thật lạc lơng", ông nói. "Nhưng họ cũng đồng ư với một phần mười những ǵ tôi nói".
Cao Thu
(theo
NYT)