Chúng xuất hiện cách đây hàng trăm triệu năm nhưng vẫn c̣n sống đến ngày nay.
1. Cá mút đá Myxini
Theo các ghi chép hóa thạch, cá mút đá Myxini đă tồn tại hơn 300 triệu năm, có nghĩa là chúng đă già khi loài khủng long biến mất trên thế giới. Một số nhà khoa học cho biết chúng được t́m thấy ở vùng biển tương đối sâu. Theo họ, chúng không phải là cá nhưng cũng không thực sự là lươn, đôi khi c̣n được gọi là lươn chất nhờn. Chúng là loài động vật rất kỳ lạ, có một hộp sọ, hai năo và có nhiều hơn một cái cột sống. Chúng bị mù và thường ăn vào ban đêm; thức ăn chủ yếu của chúng là xác các loài động vật lớn (cá, loài thú biển). Chúng sở hữu biệt danh “lươn chất nhờn” là bởi chúng sản xuất chất nhầy để phá hủy mang của các loài cá săn mồi khác. Kết quả là chúng hầu như không có kẻ thù tự nhiên.
2. Cá buồm
Cá buồm mang diện mạo “thời tiền sử” với bộ dạng dữ tợn, hàm răng sắc nhọn và một chiếc vây lưng h́nh “cánh buồm” gợi nhớ đến h́nh dáng của một số loài khủng long. Ngay cả tên khoa học của nó cũng mang dấu ấn khủng long (Alepisaurus ferox). Với chiều dài 2 mét, động vật ăn thịt này xuất hiện trong tất cả các đại dương. Chúng rất phàm ăn, thức ăn chủ yếu là những loài cá và mực ống nhỏ, đôi khi chúng ăn cả đồng loại của ḿnh.
3. Cá rồng
Thuộc nhóm cá cổ xưa Osteoglossids, loài cá này đă tồn tại từ kỷ Jura. Ngày nay, chúng được t́m thấy ở Amazon, một vài nơi ở châu Phi, châu Á và Úc. Đôi khi chúng được nuôi như là vật nuôi kỳ lạ. Cá rồng là loài săn mồi phàm ăn, có thể ăn bất kỳ động vật nhỏ nào mà chúng bắt được bao gồm cả chim và dơi trong những lần nhảy lên khỏi mặt nước (chúng có thể nhảy lên đến 2 mét trong không khí) . Ở Trung Quốc, loài cá này được biết đến với tên gọi "cá rồng" và được cho là tín hiệu của sự may mắn.
4. Cá mập nhăn
Đây thực sự là một con quái vật của biển cả, một trong những loài cá mập nguyên thủy nhất c̣n sống tới tận ngày nay. Cá mập nhăn là một “di tích” có từ kỷ Phấn Trắng, khi khủng long thống trị hành tinh xanh.
Một con cá mập nhăn cái có thể phát triển tới 2 mét, con đực có thể lớn hơn. Chúng sống ở vùng nước rất sâu và thức ăn chủ yếu là loài mực. Loài cá mập nhăn hầu như không tấn công người (có thể là chúng “chẳng thèm” để ư đến những động vật trên cạn). Nó đă từng được phát hiện tại bờ biển của nước Nhật vào năm 2007 và được xem là một trong những khám phá sinh học quan trọng.
5. Cá tầm
Một đại diện c̣n sống sót từ thời đại khủng long cho đến ngày nay, đó là cá tầm, loài cá sống ở khoảng đầu kỷ Jura. Loài cá này bị đánh bắt quá mức khiến chúng rơi vào nguy cơ tuyệt chủng lớn. Con cá tầm lớn nhất có thể dài tới 6 mét, to lớn như cá mập trắng lớn. Cá tầm ăn các loại động vật nhỏ dưới đáy biển, đặc biệt chúng lại không gây nguy hiểm (trừ khi bị khiêu khích th́ chúng cũng rất đáng sợ).
6. Cá hải tượng
Một loài cá họ hàng gần với cá rồng là cá hải tượng Amazon, đôi khi được coi là loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Theo mô tả ban đầu, nó có thể phát triển lên đến 4,5 mét, nhưng hầu hết chiều dài trung b́nh là 2 mét. Loài động vật ăn thịt di chuyển chậm này thường ăn các loại cá nhỏ, động vật giáp xác hay bất kỳ loài động vật nhỏ nào có thể vừa với miệng nó. Một đặc điểm thú vị của loài cá này là nó cần phải thở oxy từ không khí, giống như cá voi để tồn tại. Cá hải tượng không gây nguy hiểm cho con người và thường bị săn bắt để lấy thịt. Thật không may, hiện nay loài cá này rất khan hiếm.
7. Cá đao
Động vật đang ở trong t́nh trạng nguy cấp này là loài cá sống sót từ kỷ Phấn trắng và chúng có thể được t́m thấy trong các vùng nước mặn hay ở các con sông, kênh, rạch. Với chiều dài 7 mét, cá đao trông giống như cá mập nhưng thực sự lại có liên quan chặt chẽ đến loài cá đuối. Những chiếc “cưa” của chúng chính là vũ khí và là cơ quan cảm giác, bao phủ lên trên những lỗ chân lông nhạy cảm giúp chúng cảm nhận được con mồi. Mặc dù chúng ôn ḥa nhưng cá đao có thể trở nên cực kỳ nguy hiểm nếu bị khiêu khích. Dựa vào một hóa thạch khác thường, chúng ta biết rằng cá đao khổng lồ tiền sử có thể là một thực phẩm chủ yếu cho loài khủng long ăn thịt lớn nhất - Spinosaurus, bởi một đốt xương sống của loài cá này được t́m thấy bị mắc kẹt giữa các răng của khủng long.
8. Cá sấu mơm dài
Con vật ghê gớm này được t́m thấy ở vùng Nam nước Mỹ, phía Bắc và Đông Mexico và được mệnh danh là loài cá nước ngọt lớn nhất Bắc Mỹ (cho dù cũng có lúc chúng “lang thang” ra biển). Cá sấu mơm dài có thể phát triển dài 4 mét và nặng 200kg. Như đúng tên gọi, cá sấu có cái mơm rất dài với hàm răng cực ḱ sắc nhọn này rất giỏi phục kích con mồi và đă từng cắn người. Đây là loài cá cổ nhất c̣n sống tới ngày nay và được cho rằng tồn tại từ kỷ Phấn trắng.
9. Polypterus Senegalus
Loài cá Châu Phi c̣n được gọi là “Cá ch́nh khủng long” bởi vây lưng có răng cưa và ngoại h́nh giống loài ḅ sát. Nó gợi nhớ đến một số loài khủng long.
Chúng không thực sự là cá ch́nh nhưng là thành viên của gia đ́nh cá khủng long vàng. Nếu bạn định nuôi Polypterus Senegalus th́ hăy canh chừng cẩn thận bởi chúng rất dễ nhảy ra khỏi bể. Một điểm thú vị là Polypterus Senegalus có khả năng sống không cần nước trong một thời gian cho đến khi vảy của chúng không c̣n ẩm nữa, điều này giúp chúng sau khi thoát ra khỏi bể có cơ hội t́m tới vùng nước tự do.
10. Cá vây tay
Đây là "ngôi sao" nổi tiếng nhất trong số các hóa thạch sống. Cá vây tay được cho là tuyệt chủng từ rất lâu rồi và giới khoa học hoàn toàn bất ngờ khi t́m thấy con cá vây tay bằng da bằng thịt và… có thể thở. Người ta nói rằng, cá vây tay tuyệt chủng trong kỷ Phấn trắng cùng với khủng long, nhưng năm 1938, một mẫu vật t́m thấy tại Nam Phi đă chứng minh điều đó là hoàn toàn sai lầm. Kể từ sau đó, người ta cũng t́m thấy cá vây tay tại Indonexia vào năm 1999.
Loài này là động vật ăn thịt lớn, có thể dài tới 2 mét, ăn các loài nhỏ hơn như cá mập nhỏ. Chúng thường sinh sống ở những vùng nước sâu và tối. Mặc dù chúng hiếm khi bị săn bắt do có mùi khủng khiếp nhưng cá vây tay vẫn được liệt trong danh sách cần bảo tồn.
theo PLXH