Chuyên gia hàng không quân sự Brazil Evandro Santana Pereira kiến nghị nước này nên xem xét việc mua tiêm kích J-11B để trang bị cho quân đội.
Trong một bài viết được đăng tải trên Aereo, cổng thông tin điện tử có tầm ảnh hưởng quan trọng với Quân đội Brazil, chuyên gia hàng không quân sự Evandro Santana Pereira nêu ra tầm quan trọng của việc xem xét mua tiêm kích J-11B của Trung Quốc.
Chuyên gia hàng không quân sự Brazil Evandro Santana Pereira cho rằng, J-11B là một sự tiến hóa từ Su-27SK của Nga, nó thừa hưởng được gần như toàn bộ đặc tính của Su-27 với sự tiến bộ vượt bậc gần đây của công nghiệp hàng không Trung Quốc, J-11B là mẫu máy bay cần quan tâm nghiên cứu.
Ông nhận xét, J-11B là một mẫu máy bay chiến đấu hiện đại, hiệu suất của nó hoàn toàn không thua kém các máy bay chiến đấu thế hệ 4 của các nước phương Tây, ngoài ra, tiêm kích này có chi phí rất phải chăng.
Cuối bài viết của ḿnh, vị chuyên gia này một lần nữa kêu gọi Bộ Quốc pḥng Brazil xem xét đưa J-11B vào danh sách nghiên cứu mua hàng để trang bị cho quân đội nước này.
Đôi nét về J-11B
J-11B là một thiết kế sao chép từ Su-27SK của Nga, tiêm kích này kết hợp sử dụng bộ khung của Su-27SK và hệ thống điện tử được cho là tiên tiến hơn của Trung Quốc.
Phía Nga cho rằng, J-11B là một sự sao chép trắng trợn Su-27SK, tuy nhiên, phía Trung Quốc không đồng t́nh với kết luận này.
Cuộc tranh căi giữa Nga- Trung Quốc xung quanh bản quyền của Su-27 vẫn đang diễn ra, tuy nhiên, nếu nhận xét một cách khách quan, J-11B không hoàn toàn là một bản sao từ Su-27.
J-11B sử dụng chung phần khung máy bay và động cơ giống Su-27 của Nga, đây có thể coi là một sự “nhân bản”, nhưng các hệ thống điện tử được thiết kế riêng cho biến thể này.
Hệ thống cảm biến cảnh báo tên lửa MAWS ở đuôi của J-11B có thể coi là sự khác biệt lớn so với Su-27.
Sự khác biệt về hệ thống điện tử so với Su-27 bao gồm:
- Một hệ thống ḍ t́m mục tiêu hồng ngoại IRST do Trung Quốc thiết kế thay thế cho hệ thống OLS-27.
- Một radar mảng pha giống với radar Zhuk-27, nó bao gồm hệ thống phân biệt bạn thù IFF.
- Hệ thống điều áp và oxygen tích hợp mới OBOGS ở J-11B xuất hiện trước khi Nga trang bị hệ thống tương tự vào các sản phẩm của họ.
- Buồng lái nhà kính được thiết kế khá độc đáo với cách bố trí bất đối xứng hoàn toàn khác biệt từ biến thể Su-30MKK/MK2 và Su-27SMK.
- Một hệ thống cảm biến cảnh báo tên lửa quang học MAWS được tuyên bố hoạt động ở dăi phổ cực tím.
- Tấm ổn định điện môi không nh́n thấy ở bất kỳ biến thể nào của Nga.
Như vậy, J-11B có thể xem là một nhánh của gia đ́nh Flanker chứ không hoàn toàn là một sao chép của Su-27SK.
Bài viết của ông có đoạn: "J-11B được phát triển từ Su-27 của Nga (Liên Xô), tiêm kích này được phát triển trong giai đoạn 1970-1980. Máy bay đi vào hoạt động vào năm 1985. Su-27 là một câu trả lời của Nga đối với máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ, mục đích thiết kế của nó là đạt được ưu thế trên không".
Sau thời gian dài gặp nhiều khó khăn trong phát triển, Su-27 đă trở thành một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới. Su-27 đă đạt được sự tín nhiệm ở nhiều quốc gia trên thế giới, từ Su-27, Sukhoi đă phát triển thành một gia đ́nh máy bay Su với khả năng đa nhiệm.
Su-27 đă đạt được thành công vượt bậc trong xuất khẩu, hiện được sử dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc.
Năm 1990, Trung Quốc bắt đầu mua hàng loạt máy bay chiến đấu Su-27, tiếp đó là tiêm kích đa năng Su-30MKK và Su-30MK2.
Năm 1996, Trung Quốc bắt đầu đàm phán về việc mua giấy phép sản xuất Su-27SK tại nước này với tên gọi J-11.
Từ năm 1998-2004, tổng công ty máy bay Thẩm Dương (Shenyang) đă sản xuất được 100 chiếc J-11, tuy nhiên sau đó, phía Trung Quốc đă hũy bỏ hợp đồng và phát triển thành J-11B, hiện nay, J-11B đă được sản xuất với 90% linh kiện trong nước.
J-11B bắt đầu được sản xuất trong những năm 2000, bắt đầu đưa vào sử dụng trong năm 2008, quá tŕnh nội địa hóa J-11B đă được hoàn thành trong năm 2010
Theo Báo Đất Việt