Những người phụ nữ thường làm việc vào ban đêm nhiều hơn ban ngày có nguy cơ ung thư gấp 1,5 lần so với phụ nữ làm việc theo tiến trình bình thường.
Thức khuya không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, tinh thần, vấn đề tuổi tác mà còn kéo theo nhiều bệnh tật. Đặc biệt đối với phụ nữ, việc phá vỡ đồng hồ sinh học dẫn đến những thay đổi nghiêm trọng trong nội tiết.
Phụ nữ thức khuya trong một thời gian dài sẽ thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể, khiến cơ thể rối loạn nhịp điệu cuộc sống. Rối loạn này sẽ dẫn đến một loạt các rối loạn chức năng nội tiết, do đó ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng của phụ nữ. Một khi các chu kỳ rụng trứng bị gián đoạn, thì tình trạng kinh nguyệt không đều có thể xảy ra, dẫn đến sự mất cân bằng progesterone.
Nếu lỡ thức khuya thì bạn nên ngủ bù hoặc sắp xếp thời gian nghỉ ngơi vào ngày hôm sau để đồng hồ sinh học có thể điều chỉnh. Các chuyên gia của trường Đại học Harvard Medical School và Bệnh viện phụ sản ở Boston cho rằng, những người phụ nữ thường làm việc vào ban đêm nhiều hơn ban ngày có nguy cơ ung thư gấp 1,5 lần so với phụ nữ làm việc theo tiến trình bình thường. Tỷ lệ mắc ung thư cao của phụ nữ trong trường hợp này như u xơ tử cung, tổn thương nội mạc tử cung, tổn thương vú... có liên quan chặt chẽ đến mất cân bằng estrogen và progesterone.
Vì vậy, phụ nữ không nên thức khuya kéo dài. Đừng quá gắng sức để làm việc. Nếu lỡ thức khuya thì bạn nên ngủ bù hoặc sắp xếp thời gian nghỉ ngơi vào ngày hôm sau để đồng hồ sinh học có thể điều chỉnh, nội tiết trở lại bình thường, tác dụng phụ lên cơ thể cũng được giảm nhẹ. Hơn nữa, nữ giới cũng nên duy trì thời gian kiểm tra mức độ hormone 3 – 6 tháng một lần để xác định các vấn đề sớm.
Theo Trend