Hexplane được đánh giá là phiên bản tối ưu hơn V-22 Osprey
Thiết kế tổng thể Oliver Hexplane
Sáu khối động cơ và cánh quạt được bố trí thành từng cặp trên 3 cánh. Chuyển động của chúng sẽ được tiến hành đồng thời nên giúp Hexplane vừa có khả năng cất cánh như trực thăng, lại vừa có khả năng bay như máy bay phản lực.
Được mong đợi là phiên bản máy bay lai hoàn hảo, Hexplane cần phải đạt tới các tiêu chuẩn tối thiểu như có trần bay từ 7.300-7.600 m, tốc độ hành tŕnh từ 675-690 km/h và tầm hoạt động tối thiểu 3.200 km.
Ảnh đồ họa giới thiệu Hexplane khi cất cánh (dưới) và khi bay (trên)
Với 6 động cơ tạo thành một ṿng tṛn giả định, trọng tâm của Hexplane nằm ở chính tâm ṿng tṛn. Điều này giúp Hexplane có thể khắc phục toàn bộ nhược điểm của V-22 Osprey và tăng khả năng sống c̣n khi vẫn đủ khả năng bay b́nh thường dù hỏng một động cơ.
Máy bay cất hạ cánh thẳng đứng nổi tiếng V-22 Osprey của Mỹ. Máy bay dài 17,5 m, nặng 15 tấn và có tải trọng 21,5 tấn. Mỹ đă tiêu tốn khoảng 36 tỷ USD cho việc phát triển loại máy bay này. Mỗi chiếc V-22 Osprey có giá thành gần 70 triệu USD.
Oliver Hexplane vừa có khả năng cất cánh như trực thăng, vừa có khả năng bay như máy bay phản lực
Với việc sử dụng động cơ hiện đại, mức tiêu thụ nhiên liệu của Hexplane giảm 15-20% so với V-22 Osprey.
Hăng Oliver VTOL LLC tuyên bố loại máy bay mới này bay nhanh hơn, xa hơn và an toàn hơn bất kỳ máy bay nào cùng loại hiện nay.
Một số nguồn tin ṛ rỉ cho biết, hăng Oliver VTOL LLC đă được Lầu Năm Góc bật đèn xanh để phát triển loại máy bay 6 cánh quạt này.
Quân đội Mỹ nhiều khả năng sẽ t́m cách chia sẻ chi phí nghiên cứu chế tạo với hăng, ước tính vào khoảng 12-13 triệu USD.
Điều này hoàn toàn có căn cứ khi DARPA – cơ quan quản lư và tài trợ các nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Quốc pḥng Mỹ - hiện đang cần một mẫu máy bay cất hạ cánh thẳng đứng với trần bay tối thiểu 7.000 m và tốc độ hành tŕnh khoảng 700 km/h.