Đă 16 năm, kể từ ngày Khánh "trắng" bị bắt và xét xử. Những người đă từng gắn bó số phận với “ông trùm” đến nay cũng có nhiều thay đổi. Những oán hận mà Khánh "trắng" gây ra có những điều đă được hoá giải nhưng cũng không ít người vẫn chưa một ngày nào quên.
Những người thân của “ông trùm” ngày xưa đến nay cũng đă quên đi quá khứ để sống tiếp cuộc đời của ḿnh. Trong số những đàn em thân tín của Khánh "trắng" phần lớn đă phải chịu sự trừng phạt của pháp luật, sau đó đă tỉnh ngộ và trở về với nẻo thiện nhưng cũng c̣n những kẻ trượt dài trong thứ "hào quang" của “thế giới bóng đêm”. Đặc biệt, trong số những người thân cận của “ông trùm” ngày xưa giờ đă có người sang đến bên kia con dốc cuộc đời nên đă quyết định "kể một lần hết sự thật để làm gương cho những người khác".
Khánh "trắng" (X) trước vành móng ngựa
Nghiệp đoàn bốc xếp của Khánh "trắng" ngày ấy có đến vài trăm "quân". Nhưng những "quân" thân cận, "vào sinh ra tử" của Khánh th́ tính được trong hai bàn tay. Trong số đó, những cái tên như T "con", Đ "chính uỷ", T "săm", S "lùn"… là nổi hơn cả. Sau khi bị triệt phá, Khánh “trắng” bị xử tử h́nh, T "con" bị phạt 8 năm tù, Đ "chính uỷ", T "săm", S "lùn" nhận mức án tù 8 đến 15 năm. Đến nay, họ đă ra tù được khá lâu, có người đă biết tỉnh ngộ làm lại cuộc đời, người th́ phiêu bạt nhiều nơi...
Dùng t́nh để mưu đồ nghiệp lớn
Chuyện T "con" được Khánh "trắng" trọng dụng và cho làm "phó tướng" của nghiệp đoàn th́ ai cũng biết. Thế nhưng, chuyện T "con" giúp Khánh "trắng" mưu đồ "nghiệp lớn" th́ không phải ai cũng biết.
T "con" kém Khánh "trắng" 11 tuổi nhưng nổi danh trong chốn giang hồ trước Khánh và "có tiếng" ở "quân khu ngoài băi" (Khu vực băi Phúc Xá, ngoài đê sông Hồng, nay thuộc quận Ba Đ́nh, Hà Nội). Nhà T "con" đông anh em, nghèo vào bậc nhất khu băi ngày ấy. Chỉ v́ tranh nhau "đất sống" mà T "con" đánh người khác và bị đi tù 3 năm v́ tội "Cố ư gây thương tích".
Lúc T "con" phải vào tù là thời điểm gia cảnh bi đát vô cùng. Vợ T "con" bỏ đi, bỏ lại hai đứa con cho mẹ già nuôi. T "con" hận và đă thề rằng sẽ chém đứa nào dám tranh miếng ăn của mẹ và con ḿnh... Trong lúc khốn khó, bế tắc th́ T "con" được Khánh "trắng" vào trại thăm.
T "con" kể: "Tôi và anh Khánh trước đó không quen nhau. Khi được cán bộ trại giam báo tin có người nhà vào thăm, tôi tưởng mẹ hoặc mấy đứa em. Quả thật, ngày đó, tôi cũng có nghe cái tên Khánh "trắng" chứ không "nạp" vào đầu, không t́m hiểu xem con người này như thế nào? Anh Khánh vào thăm, chuyển lời của mẹ, của con, của em... Tôi xúc động nhưng cũng thấy lạ.
Cứ hàng tháng, anh Khánh lại đạp xe từ Ba Đ́nh xuống trại ở Thường Tín thăm tôi. Lần nào đến cũng có quà, khi th́ gói bánh, khi th́ túi trái cây và chẳng lần nào là không có vài ba lạng thịt lợn bạc nhạc ǵ đó. Anh ấy động viên tôi cố gắng cải tạo tốt để ra tù th́ cùng nhau lập nghiệp. Anh ấy cũng thường xuyên đến thăm mẹ, em và con tôi làm tôi rất cảm động... Từ đó tôi đă giúp anh Khánh".
Tôi thắc mắc: "Anh ở tù, làm sao giúp Khánh "trắng" lập "nghiệp" được?". T "con" cười mà rằng: "Cô không là người trong giang hồ nên không hiểu đấy thôi. Ngày đó, tôi cũng có "số" ở khu chợ Long Biên, Gầm cầu, chợ Đồng Xuân đấy. Nghe tên tôi, một số giang hồ tiểu tốt, mới vào nghề cũng sợ ra tṛ. Anh Khánh đặt vấn đề, cái uy của tôi lớn, lấy tên tôi để thành lập đội bốc xếp, thế mới gom được những tay đạp xích lô bướng bỉnh, những thằng choai choai vào làm bốc xếp... Có tiếng nói của tôi, đàn em nghe và theo anh Khánh răm rắp. Khi đó tôi thấy vui v́ đă trả được một phần t́nh nghĩa mà anh Khánh đă dành cho tôi, gia đ́nh tôi trong lúc khó khăn. Phần lớn anh em trong giang hồ của tôi đều về "đầu quân" ở nghiệp đoàn bốc xếp của anh Khánh. Khi tôi ra tù, người đón tôi ở cửa trại, cho tôi công việc ổn định cũng là anh Khánh".
“Oanh liệt” một thời mà không “dọa” được con
T "con" thừa nhận: "Sau hai lần vào tù rồi được ra, nhờ người vợ đảm, tôi đă rửa tay gác kiếm giang hồ nhưng thỉnh thoảng vẫn gặp lại anh em ngày xưa dưới trướng anh Khánh. Quả thực, bây giờ mỗi người mỗi ngả, gặp nhau cười là vui thôi chứ chẳng ai khuyên răn được ai điều ǵ. Có đứa vào tù ra tội liên tục, vẫn dấn thân vào giang hồ. Đứa th́ bỏ đi làm lại cuộc đời ở đâu đó mà chẳng tin tức ǵ. Đứa th́ vẫn làm nghề cũ, chở hàng thuê để đắp đổi, kiếm sống qua ngày...".
Chợ Đồng Xuân
Tôi hỏi: "Thế anh có liên lạc với vợ, con "ân nhân" của ḿnh không?". Trầm ngâm khá lâu, T "con" trải ḷng: "Với người khác, anh Khánh là tên tội phạm, với tôi, anh ấy là ân nhân. Từ khi tôi được tự do, lúc khó khăn cũng như lúc làm ăn được, tôi luôn quan tâm, giúp đỡ vợ con anh ấy. Tôi và một số bạn bè cùng vợ anh ấy làm lễ cải táng, đưa anh ấy về yên nghỉ ở quê. Vợ anh Khánh là một người phụ nữ giỏi chịu đựng. Sau khi anh Khánh bị bắt, có quá nhiều bất lợi, khó khăn nhưng chị ấy vẫn vững vàng, lo lắng, nuôi con học, biết lễ phép, vâng dạ và có việc làm ổn định... Tôi phục chị ấy vô cùng.
Dù sao th́ bây giờ mọi chuyện đă qua, nghĩa tử là nghĩa tận nên cứ ngày giỗ của anh Khánh, ai trong đám đàn em cũ nhớ th́ tự động đến thắp hương, đem rượu đến mời anh Khánh uống cùng một vài chén, chia sẻ với vợ con anh ấy... Rồi lại mỗi đứa một phương".
Khi tôi hỏi về cuộc sống hiện nay của những đàn em khác của Khánh "trắng" như Đ "chính uỷ", S "lùn", T "săm", T.Đ.D, V.Q.D, P.G.C, T.V.T, T "trố"... th́ T "con" cho biết: "Đám đàn em của anh Khánh, đứa tù có thời hạn nhiều nhất là 18 năm, cũng được ra rồi. Tôi ra tù từ năm 2002, có điều kiện đi thăm và giúp đỡ nhiều anh em. Đ "chính uỷ" có thời gian nát rượu lắm, khuyên măi không được, lâu rồi tôi cũng không gặp nữa. Nghĩ thấy khổ cho vợ và con hắn. S "lùn" th́ buồn hơn, có hai thằng con trai th́ hỏng đến... 1,8 đứa rồi. Tôi cũng nhiều lần giúp S "lùn" doạ nạt hai thằng trời đánh ấy nhưng nó không sợ. Thương vợ S "lùn", người đàn bà này tần tảo lắm..."
Chọn nẻo thiện đi về
Một tay anh chị tên T ở khu băi sông cho biết: "T "con" bây giờ ngoan như "cún con" ấy mà. Già rồi, nho nhe bọn trẻ "đập" chết. Bây giờ sống bằng nghề buôn bán hoa quả, cũng "kiếm được" nhưng vất vả". Giang hồ dọc ngang một thời mà được giang hồ trẻ "khen" là "ngoan như cún con", quả thực là có sự chuyển biến quá rơ nét trong con người của T "con".
T "con" kể: "Thời khốn khó đă qua, hiện hai vợ chồng tôi là chủ đại lư quả nhập ngoại rất đa dạng về chủng loại quả và xuất xứ. Lúc nào cũng đảm bảo việc làm cho 30 - 40 nhân viên là bốc vác, chở hàng, kiểm hàng, giao hàng... Lương của công nhân từ 3-5 triệu tuỳ vị trí công việc. Công nhân là con những gia đ́nh nghèo, khó nên họ chăm chỉ và biết việc lắm".
Tôi hỏi: "Nghề buôn quả có khó hơn làm "anh chị" không?" T "con" trả lời: "Cô cứ hỏi khó tôi. Tôi đă đoạn tuyệt với giang hồ rồi nên không so sánh hơn thiệt. Lúc trong giang hồ, tôi cũng học được nhiều đấy chứ. Bây giờ làm kinh doanh, tôi cũng học được khá khá cái cách ứng xử với người, với đời. Tôi có được ngày hôm nay là nhờ vợ, mẹ và 2 hai đứa con của vợ trước".
Tôi cười hỏi rằng: "Anh có tâng vợ ḿnh lên quá không đấy?". T "con" thành thật: "Không đâu, vợ cứu cuộc đời tôi, gia đ́nh tôi. Cố ấy đă chịu quá nhiều thiệt tḥi, ấm ức rồi nên bây giờ tôi không dám làm ǵ để cô ấy buồn nữa. Chị xem, tôi vừa ra tù lần một, gặp cô ấy là một tân sinh viên của hai trường đại học, con nhà gia giáo ở đất Hà thành, lại xinh đẹp nữa. Lúc đầu, tôi cứ tưởng cô ấy đùa v́ cho rằng như cô ấy, tôi chỉ là cặn bă của xă hội mà thôi. Không ngờ sự ngang tàng, vớ vẩn của tôi lại mê hoặc cô ấy.
Cô ấy vượt qua tất cả rào cản để đến với tôi như một mối duyên tiền định từ kiếp trước vậy. Cô ấy tháo vát, cam chịu, nuôi hai con riêng của tôi và con chung của chúng tôi, chăm mẹ tôi lúc tôi ở tù lần hai. Tất cả đều chu đáo... C̣n ǵ hơn nữa, nẻo thiện là lối về đương nhiên của tôi rồi c̣n ǵ nữa".
"Cùng với anh, có bao nhiêu anh em cùng là đàn em của Khánh "trắng" một thời đă đi đúng và gây dựng lại gia đ́nh từ nẻo thiện?". T "con" trầm ngâm: "Không nhiều. Mỗi đứa có hoàn cảnh éo le riêng. Có đứa v́ gia đ́nh lại vào tù tiếp rồi..."
Theo Người đưa tin