Tại sao Trung Quốc thành công trong kiềm chế lạm phát?
Trên mặt trận chống lạm phát, giới chức kinh tế Trung Quốc đă có một chiến lược rất thành công để đẩy lùi rủi ro kinh tế lớn nhất gây bất ổn tại nước này.
Khác với những ǵ người ta lo lắng về khả năng kinh tế Trung Quốc sẽ hạ cánh khó nhọc, Trung Quốc sẽ khiến tất cả những người bi quan phải thay đổi quan điểm. Trung Quốc đang quản lư nền kinh tế tốt hơn so với dự báo của nhiều người.
Ngay cả sau khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cảnh báo về khả năng kinh tế Trung Quốc tăng trưởng kém đi, nhiều nước trên thế giới vẫn c̣n quá nhiều điều để học từ cách điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Trung Quốc.
Trên mặt trận chống lạm phát, giới chức kinh tế Trung Quốc đă có một chiến lược rất thành công để đẩy lùi rủi ro kinh tế lớn nhất gây bất ổn tại nước này. Sau khi lên đỉnh 6,5% vào tháng 7/2011, chỉ số CPI đă giảm xuống mức 4,5% vào đầu năm 2012, khả năng lạm phát sẽ c̣n tiếp tục giảm trong những tháng tới.
Thực trạng trên phản ánh tác dụng từ những chính sách từ phía chính phủ Trung Quốc.
Thứ nhất, các biện pháp hành chính được đưa ra để giải quyết thế bế tắc trong lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể thịt lợn, dầu ăn, rau xanh và thuốc trừ sâu. Lạm phát giá thực phẩm, hiện đóng góp khoảng 1/3 vào chỉ số CPI, lên mức đỉnh 15% vào giữa năm 2011. Nay tỷ lệ này xuống c̣n 10%.
Thứ hai, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đă được điều chỉnh nâng 12 lần trong năm 2011 để làm chậm lại tăng trưởng tín dụng. Kết quả rất đáng khích lệ. Tăng trưởng các khoản vay bằng đồng nhân dân tệ giảm từ mức 19,9% năm 2010 xuống mức 15,8% trong năm 2011, tăng trưởng tiền gửi bằng đồng nhân dân tệ c̣n chững lại hơn nữa, từ mức 20,2% năm 2010 xuống 13,5% vào năm 2011.
Thứ ba, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nâng lăi suất 5 lần trong năm 2011. Động thái này cực kỳ quan trọng xét đến việc lạm phát của giá cả các mặt hàng phi thực phẩm tăng mạnh. Nếu Ngân hàng Trung ương Trung Quốc không hành động, áp lực lạm phát ngầm sẽ có thể c̣n căng thẳng hơn nữa. Thay vào đó, áp lực lạm phát nay đă giảm. Lạm phát giá cả các loại hàng hóa phi thực phẩm hạ nhiệt xuống 1,8% trong tháng 1/2012.
3 cách tiếp cận trên, cùng với việc nâng dần giá đồng nhân dân tệ, là minh chứng rơ ràng cho sức mạnh b́nh ổn chính sách của chính phủ Trung Quốc.
Ngân hàng Trung ương lớn nhất thế giới cho đến nay đều phục thuộc vào các đợt bơm thanh khoản như công cụ kiểm soát tiền tệ chặt chẽ nhất. Việc liệu t́nh trạng này có kết thúc hay không và nó có ư nghĩa như thế nào với tương lai, hậu quả sẽ là lạm phát, bong bóng tài sản, bong bóng tín dụng hay tất cả những điều tồi tệ trên, vẫn nằm trong sự đồn đoán của mỗi người.
Nếu kinh tế có đi xuống, giới chức Trung Quốc cũng vẫn c̣n nhiều điều kiện để nới lỏng chính sách. Khi hoạt động kinh tế tăng trưởng chậm lại, họ đă hạ nhẹ tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Cùng lúc đó, khi lăi suất chính sách thực ở mức 2% và nhiều khả năng tiếp tục nhích lên khi lạm phát hạ nhiệt, Ngân hàng Trung ương vẫn c̣n nhiều điều kiện để nới lỏng chính sách tiền tệ nếu kinh tế tiếp tục yếu đi. Phương Tây không có lựa chọn tốt đến như vậy.
Trong một thế giới vốn đă quá thừa thông tin về các cuộc khủng hoảng, người ta không khỏi sợ hăi về Trung Quốc. Người ta lo sợ Trung Quốc sẽ tiếp bước Mỹ và châu Âu rơi vào khủng hoảng. Người ta không chỉ sợ hăi về lạm phát mà c̣n lo lắng về bong bóng tài sản, khủng hoảng ngân hàng hay bất ổn xă hội.
Những nỗi sợ dường như hơi thái quá. Trung Quốc dường như khác hoàn toàn về bản chất đối với các nền kinh tế phương Tây. Chính sách của chính phủ bao lâu nay thường tập trung vào đảm bảo sự ổn định và sẵn sàng chấp nhận chịu thiệt tăng trưởng ngắn hạn để giữ được định hướng phát triển lâu dài.
Cuộc chiến chống lạm phát thành công là ví dụ điển h́nh về những mục tiêu chiến lược của Trung Quốc. Phần c̣n lại của thế giới sẽ có thể học hỏi từ Trung Quốc.
Tác giả bài viết là ông Stephen S.Roach, giáo sư tại đại học Yale. Ông từng giữ chức cựu chủ tịch Morgan Stanley châu Á và là tác giả của cuốn “The Next Asia”.
Ngọc Diệp
Theo TTVN/FT,Economist
|