(ĐVO) Cũng giống như những người họ hàng cách nửa ṿng trái đất, nhện tarantula Việt Nam có thể dài đến 15cm, nặng khoảng 1 lạng, với đôi nanh nhọn hoát có nọc độc...
Nhện tarantula được coi là một trong những loài nhện lớn và lông lá nhất thế giới. Chúng có thể đạt đến độ dài trên 10cm khi trưởng thành. Tên của nhện tarantula dựa trên một điệu nhảy tarantella của người da đỏ vùng Amazon. Sở dĩ nó có tên như vậy là v́ khi bị nó cắn, người ta đau đớn phát điên lên và nhảy chồm chồm như lên cơn dại để quên đi sự đau buốt mà dường như giảm được rất nhiều khi cộng thêm với sức nóng của đống lửa.
Do kích cở “khủng”, h́nh thù rất ấn tượng và được cho là khá hiền lành với con người nên nhện Tarantula đă trở thành một “vật cưng” được ưa chuộng trên thế giới trong nhiều thập niên qua. Trong những năm gần đây, loài nhện này đă du nhập vào Việt Nam và trở thành một vật nuôi “hot” được nhiều bạn trẻ ưa chuộng.
Trên thị trường có nhiều loài nhện tarantula khác nhau được rao bán, phần lớn trong số chúng có nguồn gốc từ châu Mỹ. Tuy vậy, ít người biết rằng ở Việt Nam cũng có một loài nhện thuộc họ Tarantula, và loài này đang được những người chơi nhện quốc tế săn lùng ráo riết.
Đó là loài nhện được đặt tên là Vietnamese Earth Tiger Tarantula (nhện hổ đất Việt Nam) hoặc ngắn gọn là Vietnamese Tiger Tarantula. Chúng có tên gọi như vậy v́ được t́m thấy nhiều ở Việt Nam.
Do mới được ghi nhận gần đây nên tên khoa học của loài nhện này vẫn c̣n chưa thống nhất, cũng như chưa có những nghiên cứu khoa học cụ thể về chúng. Dù vậy, những người nuôi và nhân giống nhện vẫn coi chúng là một loài nhện Tarantula riêng biệt, mang tính “đặc hữu” của Việt Nam.
Dưới đây là một số h́nh ảnh tổng hợp về loài nhện “khủng khiếp” của Việt Nam:
Cũng giống như những người họ hàng cách nửa ṿng trái đất, nhện tarantula Việt Nam có thể dài đến 15cm (tỉnh cả chân), nặng khoảng 1 lạng.
Trên toàn bộ vỏ ngoài của nhện tarantula Việt Nam đều có một lớp lông bao phủ, dù không "rậm rạp" bằng nhện tarantula châu Mỹ.
Chúng là loài nhện sống trên mặt đất, ưa độ ẩm cao và có thói quen trú ẩn trong hang.
Như các loài nhện khác, nhện tarantula cũng nhả tơ. Nhưng mạng nhện của chúng không phải để bắt mồi mà chỉ có vai tṛ cảnh báo về sự xâm nhập của những "vị khách không mời".
Chúng bắt mồi bằng cách mai phục, chờ đợi và tấn công với đôi răng nanh sắc nhọn có nọc độc. Con mồi chủ yếu là các loài côn trùng, nhưng cũng có khi là những động vật lớn hơn như chuột, chim, thậm chí là cả rắn.
Hiện nay, nhện tarantula Việt Nam đang được khá nhiều người sưu tầm nhện ở nước ngoài ưa chuộng.
Chũng đă được nhân giống và bán trên thị trường với giá khoảng 50USD mỗi con.
Tất cả các loài nhện Tarantula đều có nọc độc. Dù chưa có trường hợp người bị nhện Tarantula cắn chết được ghi nhận, các chuyên gia vẫn cảnh báo nuôi chúng là điều mạo hiểm.
Những vết cắn của nhện tarantula không chỉ đau buốt đến điêu đứng mà c̣n có thể gây lở loét, lâu lành và dẫn đến tử vong nếu nạn nhân bị dị ứng.
Không chỉ độc, h́nh dạng “sát thủ” của nhện tarantula cũng có thể khiến vô số người "đứng tim" nếu chúng lọt ra nơi sinh sống của cộng đồng.
Quốc Lê