Khí động học của xe thương mại không hề đơn giản, trên xe đua lại càng phức tạp. Cách dễ nhất để t́m hiểu là ngắm nh́n qua ảnh.
Theo định nghĩa, khí động học trong ngành công nghiệp ôtô là giảm lực cản, giảm tiếng gió, giảm tối thiểu tiếng ồn, cũng như ngăn chặn lực nâng ngoài ư muốn cùng những nguyên nhân khác gây ra độ mất ổn định khí động học ở tốc độ cao.
Theo
TopGear, với các kỹ sư thiết kế xe hơi, khí động học có nghĩa phải nghĩ về ḍng không khí chuyển động giúp làm mát động cơ, phanh cũng như những bộ phận điện tử công suất cao. Họ phải t́m cách giữ kính và gương luôn sạch, kiểm soát tiếng ồn trong khi vẫn duy tŕ tính thực tế như độ an toàn và không gian...
|
Chiếc xe nguyên mẫu Dymaxion 1933 đảm bảo sức cản thấp nhờ chỉ sử dụng một bánh phía sau cùng động cơ Ford V8 đặc giữa. Tuy nhiên, Dymaxion rất không ổn định. |
|
Tatra T77 1934 có hệ số lực cản thấp 0,212. |
|
Di sản nổi tiếng về tính khí động học của Saab là nguyên mẫu 92 có tên UrSaab. Hệ số lực cản khoảng 0,35. |
|
Alfa Romeo Bat 7 (Berlineta Aerodinamica Tecnica) đời 1954 có hệ số lực cản dưới 0,2, khá ấn tượng những vẫn chưa đủ cho một thiết kế đặc biệt thế này. |
|
Mercedes SLR 300 đời 1955 sử dụng hệ thống phanh khí giúp tăng hiệu quả của phanh tang trống và lớp lót bố ở tốc độ 290 km/h. |
|
Alfa Romeo Giulia 1962 có hệ số lực cản tốt hơn cả một chiếc Porsche 911 cùng năm. Chiếc xe trông có vẻ hơi vuông vức, nhưng lại chứng tỏ được thành công về khí động học ở chi tiết. |
|
BMW 3.0 CSL 1973 có cánh gió nhỏ gần nắp ca-pô, rồi cánh gió ở đuôi xe và trên mui... |
|
Citroen CX 1974 sử dụng kính sau kiểu trũng và xuôi xuống dưới để giúp nó sạch nước mưa khi chạy. |
|
Porsche 928 đời 1978 được cho là có lực cản gió thấp nhưng về cuối đời lại "mọc" thêm một số cánh gió. |
|
Audi 100 đời 1982 cũng sở hữu lực cản gió thấp, trong đó nhờ thiết kế phẳng ở mọi nơi. |
|
Lancia Thema 1984 dùng động cơ Ferrari V8 với tốc độ tối đa 241 km/h với cánh gió sau chỉnh điện tự động. |
|
Porsche 959 đời 1986 sử dụng cánh gió cỡ lớn cùng nhiều hốc gió với khoảng sáng gầm chỉnh tự động nhằm giảm thiểu lực cản ở tốc độ cao. Xe có thể đạt tốc độ tối đa 321 km/h. |
|
McLaren F1 1994 không chỉ là kẻ tiên phong trong tốc độ, công nghệ carbon và kiểu ghế ngồi ở giữa. Siêu xe c̣n đậm chất khí động học: quạt thông gió, cánh gió bật lên được, tác dụng của khí trên mặt đất với lực ép cân bằng... |
|
Audi TT 1998 từ bản concept tới bản sản xuất gần như không thay đổi nhiều. Thứ lớn nhất là cánh gió sau. |
|
Lotus Exige 1999 sở hữu cánh gió lớn. |
|
Ferrari 360 Modena Berlinetta 1999 với sàn xe phẳng và một hốc hút gió cho gầm xe, v́ thế, hệ thống treo và hộp số cũng được thiết kế lại. |
|
Audi A2 1999 dùng lốp mỏng. Đuôi xe cao và mui kiểu ṿm là hiện thân của thiết kế xe hybrid ngày nay. |
|
Cánh gió sau của siêu xe Bugatti Veyron 2005 với nhiệm vụ tạo phanh và làm mát. |
|
Ferrari 599 đời 2006 với kiểu trụ chống phía sau. Thiết kế dạng này c̣n gọn gàng hơn một chiếc cánh gió mà vẫn tuyệt vời. |
|
Chevrolet Volt 2010 giảm hệ số lực cản bằng những chi tiết sắc nét và tỉ mỉ. |
|
Pagani Huayra 2011 sử dụng 4 cánh gió chỉnh điện, 2 phía trước và 2 phía sau, nhằm kiểm soát lực lực ép 2 bên và trước sau. |
|
Honda Civic 2011 máy dầu sử dụng những đường gờ nhỏ nhằm tăng khả năng phân chia gió phía đuôi xe. |
|
Ford Mondeo 2012 có vẻ giống mẫu xe cũ, nhưng lực cản đă giảm 10 % nhờ lớp bảo vệ ở gầm xe và những chiếc cửa chập chủ động ở két nước. |
|
BMW i8 sử dụng những đường nét cơ bản giảm lực cản của gió, thêm vào lốp dạng hẹp, lớp vỏ bảo vệ dưới gầm và vách gió giúp giảm ḍng khí xoáy từ chắn bùn. |
vnexpress