Thế giới đang đổ dồn mọi ánh nh́n về phía Triều Tiên khi trong tuần này, có hai sự kiện được xem là "chấn động thế giới" cùng diễn ra: B́nh Nhưỡng tuyên bố phóng tên lửa tầm xa đưa vệ tinh vào vũ trụ và đảng Lao động Triều Tiên triệu tập đại hội đặc biệt.
Việc thử tên lửa được xem là hết sức b́nh thường ở nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Iran, Nga, Mỹ... nhưng là sự kiện đặc biệt khi diễn ra ở Triều Tiên.
Phản ứng quyết liệt
Đối với các cường quốc, việc Triều Tiên phóng vệ tinh không đơn thuần là "mang bản chất ḥa b́nh", như B́nh Nhưỡng tuyên bố, mà là một vỏ bọc để nước này thử công nghệ tên lửa tầm xa. Do vậy, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và EU phản ứng gay gắt, điều động lực lượng đánh chặn tên lửa tối tân nhất, sẵn sàng bắn hạ tên lửa của Triều Tiên. Lư do ǵ khiến họ lo sợ đến vậy?
Trước hết, các cường quốc "sợ" một Triều Tiên mạnh với những vũ khí nguy hiểm trong khi luôn chứa đựng những bất ngờ, trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của họ. Mặt khác, các nước tham gia ṿng đàm phán 6 bên đều không muốn B́nh Nhưỡng tiếp tục dùng vụ phóng tên lửa làm "lá bài" nâng vị thế trong những cuộc đàm phán sắp tới.
"Việc Triều Tiên tiến hành vụ phóng tên lửa tầm xa mới sẽ phá hỏng cơ hội khôi phục các cuộc đàm phán hạt nhân 6 bên đă bị đ́nh trệ suốt thời gian dài", Bộ Ngoại giao Nga nhận định.
Ông Kim Jong-un sắp trở thành lănh đạo tối cao Triều Tiên?
Trong khi đó, đang phải đối mặt với sự đe dọa trừng phạt và tấn công hạt nhân, luôn phải kiếm t́m sự đảm bảo Các nước phương Tây cũng xem đây là cơ hội hiếm có t́m hiểu về công nghệ tên lửa của Triều Tiên. Nếu vụ phóng thành công th́ chắc chắn Mỹ và các nước sẽ phải tính toán chiến lược khác đối phó với B́nh Nhưỡng khi nước này chứng minh khả năng chế tại tên lửa xuyên lục địa có thể tấn công tới toàn bộ nước Mỹ. Việc phóng tên lửa này c̣n nhằm củng cố quyền lực cho nhà lănh đạo Kim Jong-un. Chính v́ vậy, song song với kế hoạch phóng tên lửa, đảng Lao động Triều Tiên sẽ tiến hành một cuộc họp đặc biệt vào ngày 11 này.
Quyền lực tuyệt đối
Mặc dù trở thành lănh đạo đất nước sau cái chết của người cha Kim Jong-il, nhưng ông Kim Jong-un vẫn chưa đảm nhận các chức vụ cao cấp nhất của đảng Lao động Triều Tiên như Tổng bí thư và Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Đại hội đảng lần này, ông Kim Jong-un dự kiến được bầu làm lănh đạo chính thức của đảng. Theo hăng thông tấn trung ương Triều Tiên
KCNA, các cấp đảng ủy quân đội và ở tỉnh thành, đều đề nghị ông Kim Jong-un đại diện tại đại hội sắp tới, một dấu hiệu chắc chắn về việc ông được bầu làm Tổng bí thư.
Sau Đại hội đảng, Triều Tiên cũng tiến hành phiên họp Quốc hội đặc biệt vào ngày 13/4, bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban quân sự trung ương. Theo các nhà quan sát, hiện chưa thể khẳng định, ông Kim Jong-un có được bổ nhiệm chức vụ này không. V́ hiện ông Kim Jong-un đang đối mặt với một khó khăn là vấn đề tuổi tác và kinh nghiệm. Tuy nhiên, quân đội Triều Tiên tuyên bố trung thành tuyệt đối với Kim Jong-un, cho thấy, Kim Jong-un sẽ nắm được chức vụ này.
Việc được bổ nhiệm vào hai vị trí cao nhất, chắc chắn sẽ giúp nhà lănh đạo mới Kim Jong-un củng cố quyền lực và xóa bỏ mối lo ngại về một cuộc đấu tranh quyền lực hiện nay. Đáng chú ư là, chính sách phát triển ưu tiên quân sự - Songun, trong một thời gian dài nữa sẽ vẫn là phương hướng chiến lược trong chính sách đối nội, đối ngoại của Triều Tiên và Triều Tiên tiếp tục phát triển các chương tŕnh tên lửa hạt nhân của ḿnh.
Ngày 8/4, hăng tin
AP cho biết, Triều Tiên hoàn thành việc lắp đặt cả ba tầng tên lửa Unha-3 tại bệ phóng ở t́nh Tongchang-ri. Cùng ngày, trong Hội nghị Ngoại trưởng ba nước Trung Quốc - Hàn Quốc - Nhật Bản, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Tŕ cho biết, "Bắc Kinh quan ngại trước kế hoạch phóng tên lửa này".
Hoàng Hà
theo đv