Mỹ hết bài trị Triều Tiên?
Sau thất bại của Triều Tiên trong vụ phóng tên lửa, Mỹ vẫn nằm trong thế bí khi lựa chọn đối sách với Triều Tiên.
Các quan chức Mỹ nói rằng họ sẽ t́m kiếm một số cách để Liên Hợp Quốc lên án. Thế nhưng, Triều Tiên vốn là nước bị trừng phạt nặng nề nhất thế giới và Hội đồng bảo an cũng khó có thể đưa ra một nghị quyết nào do khả năng bị Nga và đặc biệt là Trung Quốc phủ. Rất có thể, Hội đồng bảo an có thông qua một tuyên bố, nhưng như vậy sẽ mang ít hiệu lực pháp lư so với một nghị quyết.
Các quan chức Mỹ cũng bàn đến khả năng gia tăng các cuộc tập trận và các cuộc tham vấn với các nước đồng minh ở khu vực, gồm các nước Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, các cuộc tập trận như vậy thường kéo theo phản ức tức giận của B́nh Nhưỡng và kích động chính quyền này tiến hành các cuộc diễn tập trả đũa riêng. Do đó, t́nh h́nh lại càng trở nên phức tạp.
Có thể Trung Quốc sẽ cố gắng thuyết phục Triều Tiên không khiêu khích thêm v́ các cuộc diễn tập quân sự do Mỹ hỗ trợ gần biên giới của Trung Quốc luôn làm Bắc Kinh phiền ḷng.
Dư luận Mỹ sau vụ phóng tên lửa thất bại:
Một quan chức trong chính quyền Obama nói: “Cần ghi nhận rằng, với thất bại trong vụ phóng thử, những biện pháp trừng phạt chưa từng có hiện nay đă hạn chế được rất nhiều hành động phổ biến hạt nhân của Triều Tiên và ngăn họ không có được các nguyên liệu chủ yếu mà họ cần.”
Quan chức này cũng lưu ư đến hiệu ứng lan tỏa của thất bại trong vụ phóng tên lửa vừa rồi.
“Một phần của vụ phóng là nhằm tuyên truyền, và về mặt này th́ vô cùng thất vọng. Một mặt họ (Triều Tiên – PV) muốn khoe sức mạnh vũ khí với một số đối tác và trong phương diện này th́ vụ phóng thử cũng không thành công. Người ta sẽ không đặt mua các tên lửa của một nước đă từng thất bại ba lần thử liên tiếp.” Quan chức Mỹ nhận định.
Scott Snyder, chuyên gia phân tích t́nh h́nh Triều Tiên tại Hội đồng đối ngoại Mỹ nhận xét: “Thực tế của thất bại lần này cho thấy Triều Tiên chưa đủ khả năng trực tiếp tấn công Mỹ, nhưng người ta có thể rút được kinh nghiệm từ thất bại cũng như thành công. Giờ đây th́ họ đă có dữ liệu và mục tiêu họ đặt ra là khá rơ ràng. V́ vậy, sự kiện này không hề cũng như không nên thay đổi nhận thức đối với tính cấp bách về Triều Tiên.”
Mike Green, cựu giám đốc phụ trách an ninh quốc gia về châu Á tại Nhà Trắng nói: “Điều mà vụ phóng thất bại cho thấy trước mắt họ vẫn c̣n có những khó khăn to lớn trong việc phát triển tên lửa tầm xa. Nhưng ta cần phải nhớ rằng điều đó không có nghĩa là không phải là một mối đe dọa”.
“Về mặt kỹ thuật mà nói, sự kiện này cho thấy họ c̣n phải mất nhiều năm nữa, nhưng ta cần phải nhớ rằng họ có hàng trăm tên lửa tầm ngắn đă được thử nghiệm kỹ càng và chúng có thể nhằm vào Nhật Bản và các tài sản của Mỹ trong khu vực.”
Victor Cha, cựu cố vấn an ninh quốc gia về châu Á của Tổng thống George W. Bush cho rằng: “Tôi cược rằng các nước giờ đây đang t́m kiếm các mảnh vỡ của tên lửa Triều Tiên. Một điều làm tôi lo ngại là Hàn Quốc rất muốn có một mảnh để mang về nghiên cứu. Đó là một thông tin quân sự có giá trị. V́ vậy rất có thể là cả hai bên đang ra sức t́m kiếm. Rất sợ là hai bên đụng đầu nhau trong vụ này.”
Về chính trị nội bộ của Triều Tiên, ông Cha cho rằng: “Sự kiện này làm cho chế độ B́nh Nhưỡng mất uy tín lớn. Tôi không biết họ sẽ giải thích sự kiện này như thế nào. Rơ ràng, trước đó họ không nghĩ là nó sẽ thất bại bởi v́ vụ phóng là trung tâm của toàn bộ dịp lễ lớn. Rất có thể tiếp theo sẽ là một vụ thử hạt nhân. Triều Tiên sẽ rất tức giận với bất kỳ điều ǵ đưa ra tại cuộc họp của Hội đồng bảo an sắp tới, và đây rất có thể được coi là biện minh cho họ.
Ngay sau vụ phóng thử, ông Romney đă ra một tuyên bố nói: “Tôi cực lực lên án vụ thử tên lửa của Triều Tiên. Dù vụ phóng thất bại nhưng hành động này của B́nh Nhưỡng là một sự vi phạm trắng trợn mới đối với các nghị quyết được nhất trí của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, và một lần nữa chứng tỏ rằng B́nh Nhưỡng kiên quyết phát triển tên lửa tầm xa với khả năng mang theo vũ khí hạt nhân”.
“Chương tŕnh vũ khí hạt nhân của họ gây ra mối đe dọa rơ ràng và to lớn đối với Mỹ, một mối đe dọa mà Tổng thống Obama đă không có phản ứng hệu quả. Đáng ra phải tiếp cận với B́nh Nhưỡng trên thế mạnh th́ Tổng thống Obama t́m cách soa dịu chế độ với một thỏa hiệp về viện trợ lương thực mang tính ngây thơ và bị chết yểu.”
Phạm Ngọc Uyển (tổng hợp)
theo đv
|