R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 61
|
Ô tô đi Hải Pḥng - Hà Nội chỉ tốn 1 lít nước (Đừng nghe, hăy nh́n)
Nếu như công bố của tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê gây “sốc” hội đồng các nhà khoa học Việt Nam về phương pháp tạo điện từ nước lă th́ ư tưởng xe chạy từ Hải Pḥng lên Hà Nội chỉ bằng 1 lít nước của vị kỹ sư già Vũ Hồng Khánh ở Hải Pḥng cũng gây ngạc nhiên không kém.
Khát khao tạo “siêu nhiên liệu”
Hydro là thành phần chính trong nước và việc khai thác nguồn hydro để tạo ra năng lượng như điện là điều khao khát của các nhà khoa học v́ nguồn nước khá dồi dào, rẻ và không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, tất cả có vẻ chỉ mới dừng lại ở dạng mô h́nh và vẫn xa vời thực tế.
| Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê biểu diễn phương pháp biến nước thành điện chỉ bằng chất "xúc tác" bí mật. |
V́ việc chiết xuất hydro từ nước để tạo thành các nguồn năng lượng như điện vẫn c̣n rất khó khăn và tốn kém. Một trong những hướng phát triển mạnh của lĩnh vực này là dùng nhiệt phân hoặc điện phân để phân hủy nước thành hydro và oxy. Một hướng khác cũng rất được quan tâm là sử dụng chất khử, thường là hợp chất chứa hydro, để phản ứng với nước tạo hydro, nhưng thường tốn kém và hiệu xuất không cao.
Tuy nhiên, mới đây Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê, Phó Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và triển khai, khu công nghệ cao TPHCM đã công bố phát minh biến nước thành điện của ông. Đó cho một chất “xúc tác” bí mật vào b́nh đựng nước, nước sôi lên sùng sục v́ giải phóng khí hydro (H2) rồi khí H2 đó được dẫn qua một bộ phận xử lư tách electron để biến thành ḍng điện và làm bật sáng ngọn đèn 50W.
Theo Tiến sĩ Khê, chất “xúc tác” bí mật này được ông và các cộng sự nghiên cứu tạo ra và rất rẻ. Nếu đây là sự thực th́ không chỉ tạo một tiếng vang lớn trong cộng đồng khoa học tại Việt Nam mà cả giới khoa học trên thế giới- những người đă bỏ cả đời để nghiên cứu ra việc tạo điện từ phương pháp này mà chưa t́m ra liệu pháp giá rẻ nào hợp lư.
Khác với Tiến sĩ Khê, kỹ sư Vũ Hồng Khánh ở Hải Pḥng cũng rất tâm huyết với “siêu nhiên liệu” -hydro này v́ nó mở ra một triển vọng và tương lai lâu dài cho việc tạo ra nguồn năng lượng lớn, sạch và rẻ từ Hydro. Hơn nữa, chưa nhiên liệu nào đốt lại cho nhiệt độ cao như hydro, lên đến 3.000 độ C, trong khi nhiệt độ cao nhất từ than cũng chỉ lên tới 1.700 độ C.
Chính v́ niềm đam mê đó ông đă t́m ra cách tạo ra Hydro bằng phương pháp điện phân nước. Ông Khánh cho biết, mô h́nh của ông rất đơn giản chỉ cần đổ nước vào và cắm điện là cho ra hydro để đốt, đây là dạng khí đốt dùng để thay thế cho xăng có thể hoạt động trên ô tô chạy thay xăng, hoặc có thể thay than để nung xứ,…Hydro được tạo ra như một nhiên liệu đốt.
Theo ông Khánh, nguyên liệu chính để tách Hydro từ nước được ông sử dụng là điện. Theo tính toán của ông, nếu để đáp ứng cho một xe ôtô chạy từ Hải Pḥng lên Hà Nội th́ cần 1 lít nước và 20KW điện, tương đương 30.000 đồng (nếu tính điện giá cao 1500/1KW). Như vậy giá thành sẽ rất rẻ và lại không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hydro được ông chiết suất từ nước là ở dạng khí nên không thể đóng b́nh được v́ rất dễ cháy nổ, nên sản sinh đến đâu dùng ngay đến đó.
Vẫn chỉ là mô h́nh
Trên thực tế nếu tạo ra Hydro, nghĩa là có nhiên liệu th́ việc làm phát sinh ra ḍng điện là chuyện xưa như trái đất. V́ phát điện bằng cách đốt cháy Hydro cũng hệt như cách đốt cháy các nhiên liệu khác như xăng, dầu, than, củi,... hoặc cho Hydro chạy qua thanh nhiên liệu để tạo ra ḍng điện. Tất cả chỉ c̣n là vấn đề của kỹ thuật không có ǵ khó khăn trong thời đại ngày nay.
| Kỹ sư Vũ Hồng Khánh bên chiếc máy sản xuất khí Hydro từ nước. |
Tuy nhiên, theo ông Khánh, phương pháp của tiến sĩ Khê có vẻ vẫn c̣n trên lư thuyết quá nhiều và không thực tế được cũng như không ứng dụng được ở Việt Nam. Phương pháp trên chỉ là làm thí nghiệm thôi cũng như cách đây hàng trăm năm các nhà khoa học thí nghiệm phát hiện ra nước chứa hydro và oxy vậy. Hiện nay các nhà khoa học trên thế giới đă tập trung vào việc dùng chất khử để tách hydro từ nước nhưng không được và mới chỉ lấy hydro từ axit cho xúc tác với kim loại nhưng giá thành cao.
Hiện trên thế giới đă áp dụng phương pháp của ông Khê nhưng giá thành quá cao và không kinh tế. Phương pháp điện phân là rẻ nhất để tách hydro từ nước. Một lít nước cho nhiệt năng tương đương với 1,6 tạ than (600 ngh́n đồng). Nước th́ rẻ mà điện phân một lít nước hết khoảng 30 ngh́n đồng, 30 ngh́n đồng đổi lấy 600 ngh́n đồng nếu tính theo nhiệt năng quả là mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, ông Khánh chia sẻ.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đánh giá rằng, nếu dùng phương pháp điện phân hay nhiệt phân để phân tích nước thành Hydro sẽ tiêu tốn một năng lượng bằng năng lượng phát ra khi xử lư H2 để sinh ra điện.
Trên thực tế năng lượng thu được khi xử lư H2 luôn luôn nhỏ hơn năng lượng tiêu tốn để sản sinh ra H2 từ nước v́ sự hao hụt. Do vậy, việc sản xuất điện năng từ nhiên liệu H2 sinh ra từ điện phân hay nhiệt phân nước là phi kinh tế, nên từ xưa đến nay không ai làm, trừ phi làm để thí nghiệm hoặc chỉ để biểu diễn cho vui.
Cũng chưa thử tạo ra mô h́nh tiếp theo sử dụng Hydro sản sinh ra điện nhưng ông Khánh cho biết, phương pháp của ông hiện mới chỉ là t́m ra nhiên liệu đốt (siêu nhiên liệu) cho công nghiệp và ông sẵn sàng chuyển giao công nghệ này cho bất kỳ đối tác nào yêu khoa học, yêu công nghệ mới, để khai thác “mỏ dầu lộ thiên” - cách ví von của ông Khánh về phương pháp tạo Hydro của ḿnh.
Hiện ông mới chỉ tạo ra bộ phận trợ lư lắp thêm vào ôtô có kích cỡ băng cập lồng cơm sử dụng điện thừa từ ác qui, bộ phận điện của xe để tách hydro tạo ra nhiên liệu đốt trong, giúp tiết kiệm 30% lượng xăng, dầu cho xe chạy.
Ông cũng cho biết, để tạo ra một chiếc ôtô chạy bằng …nước lă, th́ c̣n cần thêm nhiều nhà khoa học nữa nghiên cứu ra loại ôt ô chạy bằng hydro giống như ô tô chạy bằng xăng, bằng dầu.
Nh́n chung, hiện các phương pháp này vẫn chỉ dừng lại ở ư tưởng trên giấy tờ hoặc là dạng mô h́nh mà chưa thể thương mại hóa. Ngay cả như công bố của Tiến sĩ Khê cũng nhận được nhiều ư kiến trái chiều từ giới khoa học cũng như chưa được công nhận chính thức và trên thế giới cũng chưa ai làm được cho dù ư tưởng tương tự đă có từ hàng thế kỷ qua.
Tuệ Minh/ VnMedia
|