ANTĐ - Hiện nay ở Việt Nam có 3 quả chuông được coi là cổ nhất đó là chuông Thanh Mai, chuông Nhật Tảo và chuông Vân Bản. Mỗi chiếc chuông này mang những giá trị, phản ánh thời kỳ lịch sử khác nhau, song cả ba đều có số phận long đong.
Chuông tự lăn vào lưới ngư dân
Chuông Vân Bản có số phận ly kỳ nhất trong các chuông cổ ở Việt Nam
Ly kỳ và huyễn hoặc nhất có lẽ phải kể đến chuông Vân Bản. Chuông Vân Bản có niên đại thời Trần, được làm vào thế kỷ XIII đă chiếm giữ “danh hiệu” quả chuông cổ nhất Việt Nam suốt từ năm 1958 cho đến năm 1986 - khi chuông Thanh Mai (niên đại 798) được phát hiện và “soán ngôi”. Sau đó 1 năm, các nhà khoa học lại tiếp tục t́m thấy một quả chuông cổ khác tại Văn Chỉ, thôn Nhật Tảo, xă Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Các nhà khoa học đă xác định chuông Nhật Tảo có niên đại 948. Hiện nay, hồng chung Vân Bản vẫn là quả chuông lâu đời thứ ba ở nước ta, sau chuông Thanh Mai và Nhật Tảo. Tuy nhiên, đây là quả chuông được gắn với nhiều câu chuyện kỳ bí nhất. Tương truyền, hồng chung Vân Bản đă nhiều lần tuyệt tích dưới đáy biển rồi lại tự t́m đường trở lại. Tính ra thời gian chuông nằm dưới đáy biển c̣n nhiều hơn thời gian chuông được treo tại chùa.
Theo lời kể của các cụ cao niên ở Đồ Sơn - Hải Pḥng, xưa kia chùa Vân Bản nằm sát biển, khi tháp chùa bị đổ nát, chuông lăn xuống bến Ṇ Hầu. Ít lâu sau, dân chúng tổ chức t́m kiếm th́ phát hiện chuông đă theo ḍng nước, di chuyển sang bến đ̣ Họng cách đó khá xa. Chuông được trục vớt rồi rước về chùa Nam gần đó, sau này chùa đổi tên là Vân Bản. Chùa Vân Bản là cái tên gắn liền với tháp Tường Long. Tháp Tường Long và chùa Vân Bản tọa lạc trên một trong 10 đỉnh cao liền nhau của Núi Rồng, quận Đồ Sơn, Hải Pḥng; có độ cao 91,7m so với mặt nước biển.
Tưởng sau đó, mọi chuyện đă an bài, nhưng rồi chỉ được một thời gian, không hiểu v́ lư do ǵ, chùa Vân Bản bị sập, quả chuông lại rơi xuống biển, cạnh chân núi Tháp. Đến thời Lê, người dân lại ṃ t́m và một lần nữa, chuông Vân Bản lại tái xuất. Nhưng lần xuất hiện này không được bao lâu, chiến tranh loạn lạc, chiếc chuông đồng quư giá một lần nữa ẩn thân trong sóng biển Đồ Sơn. Bẵng đi cả thế kỷ, khi đất nước trở lại yên b́nh, đă từng có nhiều cuộc t́m kiếm chuông quư được tổ chức, nhưng không thấy manh mối ǵ. Những tường đến đây chuông Vân Bản đă kết thúc số phận và ch́m sâu vào quên lăng th́ một buổi sáng mùa hè năm 1958, trong lúc giăng lưới đánh cá ở khu vực băi tắm 1 Đồ Sơn ngày nay ngư dân kéo phải một vật lạ, nặng, kéo cách ǵ lưới cũng không lên. Những thợ lặn giỏi được phái xuống khảo sát và phát hiện trong tấm lưới là một quả chuông đồng khổng lồ. Ngư dân phát hiện được chuông quả quyết, bao năm nay thả lưới cũng ở khu vực này không có chuyện ǵ xảy ra, rơ là quả chuông đă tự lăn vào lưới. Khi chuông vớt lên, được sự nhận diện của các bô lăo ở Đồ Sơn cùng giám định của các nhà khảo cổ học, đích thực đó là quả chuông chùa Vân Bản cổ xưa. Tính cho đến nay, chuông Vân Bản đă ít nhất 3 lần vùi ḿnh dưới đáy biển, lần gần đây nhất cũng kéo dài mấy trăm năm nhưng không hề hoen gỉ. Người dân ở Đồ Sơn và nhiều vùng xung quanh vẫn truyền rằng, quả chuông “thiêng” mỗi lần đất nước có nạn binh đao lại ẩn ḿnh dưới biển bởi vậy vẫn giữ được nguyên trạng như ban đầu.
Ẩn ḿnh trong kho của bảo tàng
Không ly kỳ như câu chuyện được thêu dệt quanh chiếc hồng chung Vân Bản nhưng chuông Thanh Mai lại có một số phận vô cùng hẩm hiu. Vào năm 1986, trong khi mở rộng mương nước khai thông thủy lợi ở địa phương, người dân thôn My Dương, xă Thanh Mai, huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Tây (cũ) bất ngờ đào được chiếc chuông cổ ở độ sâu 3,5m. Dựa vào bài minh ghi trên thân chuông, các nhà Hán Nôm và khảo cổ học đă xác định quả chuông do hội Tuỳ Hỷ của người Hoa và người Việt đúc vào năm Mậu Dần, niên hiệu Trinh Nguyên thứ 14 (năm 798). Cũng thông qua bài minh, các nhà nghiên cứu cho rằng, thời kỳ xuất hiện quả chuông là thời kỳ Phật giáo khá phát thịnh trong cộng đồng người Việt. Chỉ tiếc là chuông không ghi rơ được đúc ở chùa nào. Ngay lập tức ngành văn hóa Hà Tây lúc bấy giờ vào cuộc, quả chuông được đưa về lưu giữ cẩn thận trong… kho bảo quản của Bảo tàng Tổng hợp Hà Tây (cũ).
Nhiều giáo sư, nhà khoa học lịch sử đă kiến nghị không thể để một báu vật quư giá của quốc gia ở măi trong kho chứa đồ. Vị trí của quả chuông xứng đáng phải ở bảo tàng của trung ương hay ít nhất cũng của Hà Nội. Tuy nhiên, ngay cả khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, quả chuông đồng cổ nhất của nước ta vẫn cứ nằm yên trong kho chứa đồ, cho tới khi Bảo tàng Hà Nội khánh thành vào năm 2010.
(C̣n nữa) Đỗ Nguyễn