- Trung Quốc vốn là đồng minh lớn thân thiết nhất của Triều Tiên. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Bắc Kinh đă bất ngờ có nhiều động thái khiến người ta hoài nghi về mối quan hệ gắn bó Trung-Triều. Liệu có phải Bắc Kinh đang quay lưng lại với B́nh Nhưỡng?
Trung Quốc cũng “trả đũa” Triều Tiên
Hôm 14/4, đúng một ngày sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đưa vệ tinh vào vũ trụ, Trung Quốc đă cùng với các nước thành viên khác của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua một nghị quyết lên án gay gắt vụ phóng vệ tinh này.
Tuyên bố viết: “Hội đồng Bảo an cực lực lên án hành động phóng vệ tinh ngày 13/4/2012 của CHDCND Triều Tiên. Hội đồng Bảo an yêu cầu Triều Tiên không được tiến hành thêm bất ḱ vụ phóng vệ tinh hay tên lửa sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo nào nữa, đồng thời tuân thủ nghiêm túc nghị quyết của Hội đồng Bảo an về việc cấm nước này thực hiện các vụ thử tên lửa đạn đạo”.
Tuyên bố của Hội đồng Bảo an c̣n cảnh báo sẽ có những biện pháp cứng rắn thích hợp với B́nh Nhưỡng nếu nước này tiếp tục thử hạt nhân hay tên lửa.
Việc Trung Quốc đứng về phía các cường quốc thế giới lên án mạnh mẽ vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên là một động thái cực kỳ hiếm hoi bởi trước đây, Bắc Kinh thường né tránh chỉ trích trực tiếp người đồng minh của ḿnh dù chịu rất nhiều sức ép từ các nước khác.
Không chỉ lên án Triều Tiên, báo chí chính thức của Trung Quốc c̣n thẳng thắn phê b́nh giới lănh đạo ở B́nh Nhưỡng. Mới đây, Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đă đăng tải một bài viết trong đó nói rằng, Bắc Kinh hy vọng B́nh Nhưỡng không tiếp tục có những hành động thiếu thận trọng. Trung Quốc đề nghị Triều Tiên thay đổi thái độ để hai nước tiếp tục giữ vững được quan hệ tốt đẹp. Tờ Thời báo Hoàn cầu thừa nhận, đây là lần đầu tiên Bắc Kinh thể hiện thái độ cứng rắn và nghiêm túc như vậy với ban lănh đạo mới của Triều Tiên.
Chưa hết, kinh ngạc hơn, Trung Quốc c̣n có cả động thái “trả đũa” Triều Tiên. Một nguồn tin từ Nhật Bản hồi giữa tuần cho biết, Trung Quốc đă ngừng hoạt động gửi trả lại những người dân Triều Tiên chạy qua biên giới vào nước này. Đây rơ ràng là một động thái “trả đũa” của Bắc Kinh về việc B́nh Nhưỡng đă phớt lờ mọi lời kêu gọi hủy bỏ kế hoạch phóng tên lửa đưa vệ tinh vào vũ trụ.
Tờ Yomiuri Shimbun dẫn lời hai quan chức Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đă tạm ngừng chính sách được thực hiện lâu nay là gửi trả lại Triều Tiên ngay lập tức những người dân trốn qua biên giới, xâm nhập vào đại lục bất chấp việc những người này sẽ bị trừng phạt mạnh tay.
Những phát biểu và động thái trên phản ánh một sự không hài ḷng rơ ràng của Bắc Kinh với người bạn láng giềng B́nh Nhưỡng. Liệu có phải Trung Quốc đang bắt đầu quay lưng với Triều Tiên?
Trung Quốc quay lưng với Triều Tiên?
Việc Trung Quốc thay đổi thái độ với Triều Tiên nghe có vẻ bất ngờ nhưng nếu căn cứ vào những diễn biến t́nh h́nh trong thời gian qua th́ phản ứng đó là điều dễ hiểu. Bắc Kinh không thể không cảm thấy tức giận khi B́nh Nhưỡng không đếm xỉa ǵ đến những lời kêu gọi của họ.
Trung Quốc vốn được tin là nước duy nhất có ảnh hưởng lớn đối với Triều Tiên. Việc Triều Tiên không mảy may để ư ǵ đến lập trường của Trung Quốc trong vụ phóng vệ tinh vừa rồi rơ ràng đă khiến Bắc Kinh cảm thấy mất mặt trước các cường quốc. V́ thế, Trung Quốc không thể không có những động thái thể hiện thái độ khó chịu của họ.
Hơn nữa, Bắc Kinh cũng không muốn Triều Tiên phát triển công nghệ tên lửa và hạt nhân. Một nước láng giềng ngay sát cạnh có vũ khí tên lửa và hạt nhân tối tân là điều đáng lo ngại. Đây là lư do giải thích cho việc v́ sao Trung Quốc lần đầu tiên lên tiếng yêu cầu B́nh Nhưỡng không làm một việc ǵ đó. Nước này thậm chí c̣n tiến hành thảo luận về vụ việc với hai nước đối đầu với Triều Tiên là Hàn Quốc và Nhật Bản.
Việc Bắc Kinh thể hiện thái độ kiên quyết và cứng rắn với đồng minh thân thiết Triều Tiên c̣n là v́ Trung Quốc lo ngại căng thẳng ở khu vực sẽ tạo cơ hội cho Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thắt chặt liên minh quân sự - động thái mà các nhà phân tích ở Bắc Kinh tin là nằm trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc.
Ngoài những lư do trên, Bắc Kinh cũng muốn thông qua những lời chỉ trích, lên án Triều Tiên để thể hiện họ là một cường quốc có trách nhiệm, xứng đáng với vị thế mới hiện nay của nước này.
Tuy nhiên, trong khi phản ứng lại Triều Tiên, Trung Quốc vẫn tỏ ra hết sức thận trọng, không đi quá xa để làm ảnh hưởng đến mối quan hệ đồng minh thân thiết với nước láng giềng. Điều này được thể hiện qua việc Trung Quốc sẵn sàng ủng hộ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua một nghị quyết lên án Triều Tiên nhưng sẽ không đồng ư tiến hành những hành động mạnh mẽ hơn nhằm vào nước này. Chính một người phát ngôn viên của Trung Quốc đă khẳng định lập trường của nước này là chỉ ủng hộ những lời nói, việc làm có lợi cho việc duy tŕ ḥa b́nh trong khu vực.
Sở dĩ Bắc Kinh luôn cố gắng tránh làm Triều Tiên tức giận bởi nước này có một tầm quan trọng đặc biệt với Trung Quốc. Triều Tiên có vai tṛ là vùng đệm an toàn cho Trung Quốc. Một Triều Tiên bất ổn sẽ gây bất lợi lớn cho Trung Quốc.
Trung Quốc cần có môi trường ổn định để phát triển đất nước. Đây là ưu tiên số 1 của giới lănh đạo nước này. Một khi nền hoà b́nh mong manh ở Triều Tiên bị phá vỡ th́ Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một loạt nguy cơ. T́nh h́nh bất ổn ở Triều Tiên có thể gây ra làn sóng di cư mạnh mẽ từ Triều Tiên đổ vào Trung Quốc, tạo ra gánh nặng lớn cho nền kinh tế nước này. Đáng lo ngại hơn, một Triều Tiên đổ vỡ đồng nghĩa với việc quân đội Mỹ tiến sát ngay ngưỡng cửa của Trung Quốc. Đây là viễn cảnh mà Trung Quốc không bao giờ muốn phải đối mặt. V́ vậy, sẽ không có chuyện Bắc Kinh quay lưng lại với B́nh Nhưỡng. Những động thái của họ được đưa ra thời gian vừa qua được các nhà phân tích nhận định chỉ là để thích ứng với t́nh h́nh chứ không phản ánh bất kỳ sự thay đổi chính sách nào trong vấn đề Triều Tiên.
Kiệt Linh
theo vnm