(Tamnhin.net) - Bắc Triều Tiên là nước thực hiện đóng cửa với thế giới bên ngoài, v́ vậy việc giao lưu và trao đổi hợp tác kinh tế rất hạn chế, chỉ có Trung Quốc, Nga và một số ít nước. Nhưng kể từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền từ tháng 2/2012 tới nay, đất nước này đang chuyển ḿnh và thay đổi tư duy, từng bước mở cửa với bên ngoài cho dù con đường này rất gian nan.
|
Ông Kim Jong Un |
Theo tờ “Korea Today” của Hàn Quốc số ra ngày 25/4/2012 cho biết Bí thư thứ nhất Đảng Lao Động Triều Tiền ông Kim Jong Un kêu gọi cần đẩy mạnh hợp tác lao động với các nước, đưa lao động ra nước ngoài tăng thu nhập ngoại tệ cho nhà nước. Ông Kim Jong Un nói: “Chúng ta không nên sợ một vài người nào đó bỏ nước ra đi mà cần đưa thật nhiều lao động tới mức có thể ra nước ngoài làm công tăng thu ngoại tệ cho nhà nước”. Phát biểu này của ông Kim Jong Un cho thấy tư duy của Thế hệ lănh đạo mới trẻ trung sẽ năng động hơn, mạnh dạn đổi mới hơn. Các nhà b́nh luận cho biết đây là dấu hiệu lạc quan Triều Tiên có thể mở rộng hơn cánh cửa đất nước với thế giới bên ngoài.
Theo kế hoạch và chỉ thị của ông Kim Jong Un, năm 2012 Bắc Triều Tiên sẽ đưa chừng hơn 10.000 lao động ra nước ngoài làm công. Tính tới nay, Triều Tiên đă đưa chừng 30.000 lao động tới làm công ở hơn 40 nước và vùng lănh thổ trên thế giới. Những người lao động này hàng năm đưa về cho nhà nước chừng 100 triệu USD. Tờ “Korea Today” của Hàn Quốc cho biết lương tháng của những người làm công này từ 200 USD- 1.000 USD, trong đó họ chỉ hưởng từ 10% tới 20%, c̣n lại gửi về trong nước. Cơ quan quản lư công tác hợp tác kinh tế đối ngoại hiện nay của chính phủ Bắc Triều Tiên gọi là “Pḥng 39” làm nhiệm vụ quản lư 17 cơ quan và hơn 100 công ty ngoại thương có quan hệ làm ăn kinh tế với nước ngoài. Hàng năm, số ngoại tệ nhập về cơ quan này chừng 300 – 400 Triệu USD.
Nguồn thu ngoại tệ của Bắc Triều Tiên c̣n có Khu kinh tế Ke Song gần Pan Mun Chơn, hợp tác với Hàn Quốc theo chương tŕnh ḥa hợp dân tộc “Ánh Dương” của cố Tổng thống Roh Mu Huyn. Nhưng trên thực tế không mấy hiệu quả và thường bị t́nh h́nh chính trị hai nước cản trở. Kể từ khi “Sự kiên tàu chiến Cheonan” của Hải quân Hàn Quốc bị ngư lôi Bắc Triều Tiên đánh ch́m ngày 26/3/2010 làm 46 lính thủy thiệt mạng, th́ Khu cong nghiệp này đă đóng cửa. Ngoài ra, Bắc Triều Tiên tiến hành mở cửa Khu du lịch núi Kim Cang, với hu nhập hàng năm chừng 50 triệu USD. Nhưng tháng 7/2008 một du khách Hàn Quốc đă bị bắn chết tại đây, tới nay vẫn chưa mở cửa lại.
Kể từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền, Bắc Triều Tiên có nhiều động thái mới về cải cách mở cửa, tư duy đổi mới trỗi dậy mạnh mẽ. Bởi vậy, tạp chí Time (Thời đại) của Mỹ ngày 27/2/2012 chọn Kim Jong Un là nhân vật nổi tiếng thế giới, đánh dấu Triều Tiên đă bước sang “Thời đại mới Kim Jong Un” với hy vọng công cuộc đổi mới và mở cửa mạnh dạn hơn.
Trên thực tế, khi sinh thời cha ông Kim Jong Un là Kim Jong IL đă từng tiến hành một số lần cải cách kinh tế như học Trung Quốc lập một số đặc khu kinh tế, cải cách giá lương tiền, nới lỏng quản lư, cho phát triển kinh tế tư nhân... để mở đường cho đất nước ḥa nhập với trào lưu toàn cầu hóa kinh tế thế giới. Nhưng hầu hết các cuộc cải cách này đều bị thất bại, điển h́nh là một số cuộc cải cách như:
- Cuộc cải cách “giá, lương, tiền” năm 2009 bị thất bại thảm hại, dẫn tới t́nh h́nh chính trị, xă hội mất ổn định nghiêm trọng. Rốt cuộc, Trung Quốc phải viện trợ khẩn cấp tới 10 tỉ USD để ổn định lại t́nh h́nh.
- Tháng 9/2010, Hội nghị đại biểu trung ương toàn quốc Đảng lao động Triều Tiên đă đưa ra “ bốn phương châm lớn” trong đó có tiến hành “mở cửa với thế giới bên ngoài”, tiếp đó đầu năm 2011 thành lập “Tổng cục phát triển kinh tế quốc gia” và định ra “Chiến lược 10 năm phát triển kinh tế đất nước”, trong đó tập trung đầu tư và phát triển 12 ngành quan trọng của đất nước với tổng đầu tư chừng 100 tỉ USD, từ năm 2012 sẽ tiến hành mở cửa thu hút FDI của các nước, phấn đấu tới năm 2020 trở thành “nước có tŕnh độ công nghiệp phát triển”.
Nhưng do lănh tụ Kim Jong IL đột ngột qua đời, nên cải cách đă bị hoăn lại. Bởi vậy, khi nhà lănh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un lên nắm quyền, dư luận các nước lại tiếp tục hy vọng Triều Tiên sẽ tiếp tục tiến hành đổi mới tư duy. Tuy nhiên, dư luận nh́n chung đều cho rằng công cuộc đổi mới này thực sự gặp rất nhiều gian nan và trở ngại, nhất là nhà lănh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un chưa có kinh nghiệm và có vây cánh đủ mạnh. Các nhà phân tích quốc tế cho rằng những sự kiện như phóng vệ tinh ngày 13/4/2012, tiếp tục tiến hành thử vũ khí hạt nhân là phản ứng của phái quân đội đối với tư duy đổi mới và mở cửa.
K.Tỉnh