R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Khủng bố tinh thần người khác, đáng tội ǵ?
Có rất nhiều h́nh thức khủng bố tinh thần đă và đang diễn ra, khiến người trong cuộc bị suy sụp, khủng hoảng tinh thần, song Luật chưa có điều khoản nào quy định cụ thể về hành vi này. Do đó, việc xử lư hành vi của đối tượng là rất khó khăn.
Hở ra là khủng bố người khác
Thời gian gần đây, đă xảy ra rất nhiều vụ khủng bố tinh thần gây tâm lư hoang mang, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của gia đ́nh người trong cuộc. Khủng bố tinh thần dưới mọi h́nh thức: nhắn tin, gọi điện đe doạ, rạch yên xe, đặt ṿng hoa trước cửa nhà, thậm chí là mang quan tài đến nhà người khác…
Cuối tháng 3/2012 gia đ́nh anh Phan Thanh Cảnh (SN 1972, ngụ ấp Vĩnh An, xă B́nh Giă, huyện Châu Đức) bị khủng bố bằng quái chiêu "tặng" quan tài. Anh Cảnh cho biết trưa 23/3 vợ chồng anh đang đi làm th́ nghe hàng xóm gọi điện báo tin có người chở quan tài đến nhà anh. Chạy về đến cổng, anh như chết lặng khi thấy chiếc quan tài c̣n mới tinh, được bọc cẩn thận bằng nylon đang nằm ch́nh ́nh ngay lối vào sân.
Gần đây nhất là vụ bác sỹ N. tự quay clip ân ái với sếp bị khủng bố tinh thần. Theo đó, kể từ thời điểm đơn tố cáo của bác sĩ N. được gửi tới cơ quan chức năng, bác sĩ N liên tục bị nhiều người lạ mặt hăm doạ và liên tiếp nhận được nhiều tin nhắn đe doạ xúc phạm. Ngày 7/5/2012, xe máy của bác sĩ N để trong khuôn viên của Trung tâm Y tế Đường bộ II đă bị rạch nát toàn bộ yên xe.
Trước đó, tháng 9/2011, hàng trăm người dân bao vây căn nhà của bà Nguyễn Thị Dậu, tạm trú tại số 5, Nguyễn Thái Học, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để đ̣i nợ. Do bức xúc, nhiều “chủ nợ” đă đập phá tường nhà, cửa kính, ném tiết lợn và đặt ṿng hoa trước cửa nhà khiến những người trong gia đ́nh bà Dậu hoảng sợ...
"Tặng" quan tài cho chủ nhà để dằn mặt. Khó xử lư về mặt h́nh sự
Sau những vụ tra tấn tinh thần nhau, nhiều nạn nhân rơi vào trạng thái suy sụp, khủng hoảng tinh thần trong thời gian dài. Nhiều người đă cho rằng, những quái chiêu tra tấn người khác như nói trên chính là “biến tướng” của hành vi đe dọa giết người. Do vậy, đối tượng gây ra sự việc cần phải bị xử lư nghiêm trước pháp luật.
Có điều, đối chiếu với những quy định của pháp luật th́ chưa có điều khoản nào quy định cụ thể về hành vi này. Chính v́ vậy, ngay cả trong trường hợp có thể khoanh vùng xác định được đối tượng th́ việc xử lư hành vi của đối tượng là rất khó khăn
Theo luật sư Phạm Chí Công - Đoàn Luật Hải Dương, khủng bố tinh thần người khác bằng mọi h́nh thức có thể được xem là một loại tội phạm. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra chế tài xử lư. Bởi trên thực tế thời gian gần đây, những h́nh thức “dằn mặt” nói trên đang có xu hướng xuất hiện ngày càng gia tăng, nhưng việc xử lư h́nh sự vẫn có nhiều quan điểm trái ngược nhau, do vậy, rất ít vụ việc bị xét xử về mặt h́nh sự...
Theo luật sư Công, tội phạm này thể hiện ở các hành vi xâm phạm nghiêm trọng các quan hệ xă hội trong lĩnh vực trật tự công cộng, gây tổn hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. H́nh thức biểu hiện của hành vi gây rối rất khác nhau: lăng mạ bằng lời nói hoặc bằng hành vi hành hung, đánh người, đập phá đồ đạc hoặc huỷ hoại tài sản, gây lộn xộn ở nơi công cộng...
Khi phải đối mặt với những t́nh huống này, theo luật sư Công, bên bị đe dọa có thể khởi kiện đến cơ quan chức năng đ̣i bồi thường những tổn hại về mặt tinh thần do bên đe dọa gây ra, nếu chứng minh được hành vi của các đối tượng đe dọa ảnh hưởng đến tinh thần và cuộc sống của ḿnh.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, căn cứ vào dấu hiệu cấu thành tội phạm, cơ quan chức năng có thể áp dụng tội “Gây rối trật tự công cộng” để xử lư.
Trong những h́nh thức khủng bố tinh thần đối phương, theo luật sư Phạm Chí Công, chỉ có hành vi nhắn tin đe doạ, khủng bố có thể truy cứu trách nhiệm h́nh sự.
Luật sư Công viện dẫn, theo Điều 103, Bộ luật H́nh sự quy định: “Người nào có hành vi đe dọa tước đoạt tính mạng của người khác, có thể trực tiếp hoặc bằng tin nhắn qua điện thoại, thư từ, qua trung gian... làm cho người bị đe dọa lo sợ việc đe dọa này sẽ được thực hiện th́ phạm tội “đe dọa giết người”. Khung h́nh phạt thấp nhất cho tội này là cải tạo không giam giữ, cao nhất là 7 năm tù.
"Nếu ngoài tin nhắn họ c̣n có những động thái chuẩn bị hung khí, phương tiện phạm tội, thuê người... th́ có thể truy tố về tội “giết người” theo điều 93 Bộ luật H́nh sự... ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt”, luật sư Công nhấn mạnh.
Trường hợp nội dung tin nhắn là nói xấu, bêu riếu người khác, tung tin đồn thất thiệt, loan truyền những tin bịa đặt xúc phạm danh dự, gây thiệt hại đến quyền lợi người khác, theo luật sư Công tùy trường hợp có thể xử lư người đó về tội “làm nhục người khác” hay “vu khống”.
Tuy nhiên, luật sư Công cũng khuyến cáo rằng, để tránh t́nh trạng những hành vi nêu trên ngày càng trở lên phổ biến, với mức độ thái quá gây hậu quả khó lường, ảnh hưởng đến trật tự chung của xă hội, các nhà làm luật nên nhanh chóng bổ sung các quy định để xử lư nghiêm hành vi này.
Bùi Ngà
|