Chiều 14.5, sau hơn một năm kể từ khi ca bệnh “lạ” đầu tiên được xác nhận ở Quảng Ngăi, Bộ Y tế mới tổ chức họp báo thông tin chính thức các vấn đề liên quan.
Chủ tŕ cuộc họp báo có sự tham dự của Trưởng đại diện WHO và Giám đốc Trung tâm kiểm soát và pḥng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) tại VN, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết các mẫu đất, nước, máu, móng tay... được lấy mẫu xét nghiệm để t́m nguyên nhân gây hội chứng viêm da dày sừng bàn tay bàn chân tại H.Ba Tơ tỉnh Quảng Ngăi cho thấy các kim loại nặng: arsen, ch́, thủy ngân, cadimi, đồng và một số kim loại khác đều ở mức giới hạn cho phép. Không phát hiện thấy hóa chất bảo vệ thực vật trong các mẫu được xét nghiệm nhưng có t́m thấy nhiều loại nấm mốc, có aflatoxin trong các mẫu lúa ủ, gạo ủ. Thậm chí một số mẫu gạo xác định có aflatoxin cao hơn 5-9 lần mức b́nh thường.
“Yếu tố này phần nào liên quan đến các ca mắc hội chứng viêm da dày sừng ḷng bàn tay bàn chân v́ các bệnh nhân mắc hội chứng trên đều có men gan cao, mà theo y văn, nấm mốc aflatoxin là tác nhân gây ra tổn thương gan, ung thư gan”, ông Long cho biết.
“Với các kết quả nghiên cứu ban đầu, các Hội đồng khoa học đă xác định hội chứng viêm da dày sừng ḷng bàn tay bàn chân có thể do nguyên nhân nhiễm độc trên cơ địa người có t́nh trạng dinh dưỡng kém”, ông Long cho hay.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (bên phải) kiểm tra bệnh nhân mắc bệnh lạ đang điều trị tại Trung tâm y tế Ba Tơ hôm 28.4 - Ảnh: Hiển Cừ
Theo ông Long, Bộ Y tế đă triển khai các biện pháp pḥng bệnh từ năm 2011 với việc tiêu độc, vệ sinh môi trường và cử các chuyên gia về da liễu điều tra. “Từ năm 2011, chúng ta đă hợp tác chặt chẽ với các pḥng xét nghiệm tại Nhật Bản, cũng như tham vấn ư kiến chuyên gia của CDC và đă gửi các mẫu bệnh phẩm (sinh thiết gan, sinh thiết da) tới các pḥng xét nghiệm này. Các mẫu máu người bị bệnh do pḥng xét nghiệm trường ĐH Nagasaki (Nhật Bản) thực hiện bằng kỹ thuật hiện đại, so sánh với ngân hàng gien của hơn 240 loài vi rút, vi khuẩn cho thấy không có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm”, ông Long nói.
Hiện tại, 1.900 mẫu xét nghiệm đang được gửi đến các pḥng xét nghiệm đủ năng lực trong nước cũng như tại Nhật Bản. Theo ông Long, nguyên nhân gốc gây hội chứng viêm da dày sừng bàn tay bàn chân chưa thể xác định chính xác v́ trên thế giới chưa có ca bệnh nào có cùng triệu chứng. Hiện tại, để giảm tử vong, Bộ Y tế tiếp tục hỗ trợ địa phương về chuyên môn, thiết bị để điều trị sớm các ca mắc.
Lo ngại tái phát
Trong khi đó, theo Trung tâm y tế H.Ba Tơ (Quảng Ngăi), chỉ trong ṿng nửa đầu tháng 5 đă ghi nhận thêm 39 trường hợp mắc bệnh lạ (bệnh viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân) và có 2 trường hợp tử vong. Như vậy, sau hơn 1 năm kể từ ngày phát hiện ca bệnh đầu tiên, H.Ba Tơ có đến 205 người mắc và 21 trường hợp tử vong, trong đó vùng “rốn” của bệnh này là xă Ba Điền. Trong lúc chưa t́m ra căn nguyên của bệnh th́ việc tái phát bệnh ngày càng tăng khiến nhiều người sợ hăi.
Theo thống kê của ngành y tế Quảng Ngăi, hiện có 40 trường hợp tái phát bệnh. Điều đáng lo ngại là các trường hợp tái phát, bệnh lại nặng thêm, dẫn đến dễ tử vong do suy đa phủ tạng. Trong số 21 trường hợp tử vong th́ đă có 10 trường hợp tái bệnh.
Ông Trần Trung Triết - Phó bí thư Huyện ủy Ba Tơ, đề nghị: “Chính quyền và người dân địa phương đều lo lắng khi số người mắc bệnh lạ và tử vong ngày càng tăng. Do vậy, Bộ Y tế cần sớm t́m ra nguyên nhân để điều trị dứt điểm”.
Ông Triết cho biết thêm, ngày 13.5, H.Ba Tơ đă cấp phát 67,5 tấn gạo trắng cho hơn 1.530 người dân nằm trong vùng bệnh lạ. Mỗi hộ được nhận 45 kg gạo dùng trong 3 tháng để thay thế cho gạo ủ lâu nay đă sử dụng; đồng thời hỗ trợ 2 triệu đồng/bệnh nhân và 4,5 triệu đồng/người chết v́ bệnh lạ, huy động cán bộ chiến sĩ về xă Ba Điền giúp dân gieo sạ lúa hè thu. Ngoài ra, đoàn công tác của Bộ Y tế phối hợp với địa phương c̣n tiến hành phun hóa chất khử khuẩn, tổng vệ sinh môi trường, cấp phát thuốc vitamin tổng hợp nhằm nâng cao sức đề kháng và bổ sung khoáng chất cho người dân xă Ba Điền.
Trong quá tŕnh lập kế hoạch, lên phương pháp điều tra cũng như việc định hướng nghiên cứu, lấy mẫu xét nghiệm, các cơ quan chuyên môn trong nước có trao đổi tham vấn với chuyên gia quốc tế như WHO, CDC Mỹ... tại VN và hiện vẫn đang tiếp tục trao đổi. Ngành y tế đang tích cực triển khai các biện pháp can thiệp nhằm giảm người chết và đă tiến hành xong giai đoạn điều tra thực địa. Trong giai đoạn nghiên cứu tiếp theo, chúng ta tiếp tục phối hợp với các pḥng thí nghiệm chuẩn thức quốc tế từ các tổ chức quốc tế trong việc phân tích các mẫu thu được trên thực địa thời gian qua.
(PGS-TS
Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế)
Liên Châu - Hiển Cừ - TNO